• Image

    Kế Hoạch Học Kì I

    KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018         Căn cứ các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018 của Phòng giáo dục & Đào tạo thị xã Đồng Xoài.         Căn cứ vào kế hoạch năm học 2017-2018 của trường tiểu học Tiến Hưng A         Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. Thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học 2017-2018, Bộ phận chuyên môn trường xây dựng kế hoạch học kì I năm học 2017-2018 như sau: A /NHIỆM VỤ CHUNG : - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; - Tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng. Giáo viên, học sinh tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hội thi từ cấp trường trở lên. - Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 22/9/2014 về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học (Thông tư 30) và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 vửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 (Thông tư 22)          - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên.           - Tập trung hỗ trợ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Theo dõi, giúp đỡ trẻ em gái, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên  theo kế hoạch của nhà trường. - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. - Nâng cao về số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; tích cực và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm lương tâm, đạo đức nhà giáo. Khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học. - Tổ chức hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động. Phấn đấu trong học kỳ I, năm học 2017 – 2018 trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch cấp trên đề ra. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Nâng cao chất lượng dạy và học:  *  Nhiệm vụ:         Duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học, hỗ trợ học chưa hoàn thành chuẩn KT-KN bài học, bồi dưỡng HS có năng lực, HS năng khiếu tham gia các phong trào. Phấn đấu đạt kết quả cao trong các hội thi dành cho HS năng khiếu các cấp. Thực hiện nghiêm túc qui chế, các qui định về chuyên môn và chương trình môn học.   * Giải pháp:     - Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, củng cố và duy trì nghiêm túc các nền nếp trong các hoạt động.    - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm tạo hứng thú và phát huy tính sáng tạo của học sinh, dạy học theo các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng và điều chỉnh nội dung dạy học ; dạy học sinh cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu... trọng tâm là dạy học phù hợp đối tượng học sinh; nội dung bài dạy phải đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, trọng tâm, tinh giản phù hợp với đối tượng, giúp học sinh hứng thú, dễ hiểu dễ nhớ   - Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá HS tiểu học theo thông tư 30/2014 của Bộ GD&ĐT. Thường xuyên theo dõi và động viên, khích lệ sự cố gắng của học sinh trong học tập, hàng tuần, hàng tháng rà soát kết quả và kịp thời có biện pháp hỗ trợ hoặc bồi dưỡng đối với hai đối tượng học sinh.  - Tổ chức hiệu quả các hội thi cấp trường thi thể thao, văn nghệ, giao lưu Tiếng Việt cho HS dân tộc..., qua đó giúp HS giao lưu học hỏi thêm kiến thức và tăng cường tinh thần thi đua, hăng hái trong học tập. Đồng thời giúp HS phát triển toàn diện và hình thành năng lực, phẩm chất.  -  Tăng cường hội giảng và triển khai chuyên đề nhằm bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên  và tìm giải pháp cho những vấn đề khó khăn.  - Tiếp tục tổ chức hỗ trợ cho đối tượng HS gặp khó khăn trong học tập và bồi dưỡng HS năng khiếu ngay từ đầu năm học. Thường xuyên điều chỉnh nội dung, phương pháp phụ đạo học sinh một cách cụ thể, thiết thực giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản.  -  Luôn tìm tòi, áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy. Thường xuyên trau dồi về chuyên môn, nhiệt tình giảng dạy.  - Dạy đúng, đủ chương trình, không cắt xén, bỏ bài thực hiện lồng ghép GDBVMT biển đảo, SDNLTKHQ, GDKNS,... đầy đủ theo quy định.  - Nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, giảng dạy đúng phân phối chương trình, đảm bảo ngày, giờ công.  -  Làm và sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có sự sáng tạo, mỗi giáo viên  làm 2 đồ dùng có chất lượng nộp về thiết bị. 2. Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ * Nhiệm vụ: - Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm của mỗi CB-GV- NV trong nhà trường. Tăng cường vai trò trách nhiệm của BGH trong quản lí chỉ đạo; sắp xếp, sử dụng khoa học, có hiệu quả đội ngũ CB-GV-NV. - Tiếp tục tạo điều kiện bố trí, sắp xếp cho cán bộ giáo viên được tham gia học tập  nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường thao giảng dự giờ, học hỏi kinh nghiệm. Phấn đấu không có GV bị xếp loại trung bình về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Các tổ, nhóm chuyên môn chú trọng bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên chưa vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. * Giải pháp:      - Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban bí thư về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động dân chủ - kỉ cương - tình thương - trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao ý thức chính trị, ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ qua sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề trong nhà trường và trong tổ nhóm chuyên môn, khích lệ, động viên tinh thần tự học tập, tự bồi dưỡng để mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Trong học kì I tổ chức triển khai từ 2 đến 3 chuyên đề. - Tổ chuyên môn đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt chuyên môn của các tổ khối trưởng, các GV giỏi nhiều năm, có kinh nghiệm đề xuất các biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng chuyên môn, giúp đỡ đồng nghiệp và làm nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. - Thực hiện nghiêm túc nề nếp chuyên môn, đánh giá xếp loại GV, NV, lấy hiệu quả công việc làm tiêu chuẩn quan trọng. Ban giám hiệu, các tổ khối trưởng, nòng cốt chuyên môn tăng cường công tác quản lí, kiểm tra chuyên môn, lấy hiệu quả chuyên môn để đánh giá xếp loại chuyên môn và xếp loại thi đua. Làm tốt công tác đăng kí chỉ tiêu chất lượng đầu học kì, cam kết thực hiện chỉ tiêu chất lượng đối với từng lớp. -    Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng chương trình BDTX đối với CBQL và GV theo KH của nhà trường và chỉ đạo của PGD; hàng tháng nhà trường lên kế hoạch BDTX, quy định rõ nội dung, số tiết và hình thức bồi dưỡng. Cuối năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc BDTX của GV.   3. Nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất năng lực và các hoạt động giáo dục khác: 3.1.  Hình thành và phát triển năng lực của học sinh         a) - Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;           - Hợp tác: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác;             - Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.        3.2.  Hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh a) - Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; - Tự tin, trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; có trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; - Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn; - Yêu thương: yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. 3.3. Các hoạt động khác     - Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, giáo dục tinh thần tự giác học tập, tự giác chấp hành nội quy nền nếp của nhà trường, rèn luyện thái độ, hành vi, lối sống có văn hoá trong nhà trường, ngăn chặn hiệu quả những trường hợp vi phạm đạo đức, vi phạm kỉ luật học tập,  không để HS  mắc các tệ nạn xã hội.     - Thực hiện đầy đủ quy định của ngành, của trường về công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể theo chủ điểm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương nhằm hình thành phẩm chất năng lực cho HS qua các trải nghiệm thực tế.     - Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, thể thao theo chủ điểm lồng ghép với kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày Quốc khánh 2-9; Nhà giáo Việt Nam 20-11…Mỗi tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ngoại khoá theo 1 chủ điểm.     - 100% học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.     * Giải pháp:     - Tiếp tục quán triệt việc thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động lớn. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để đề ra giải pháp phù hợp. Phát huy vai trò giáo dục đạo đức của nhiều lực lượng trong nhà trường, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, trong công tác thi đua hàng ngày. Đồng thời xử lí nghiêm khắc, khách quan, công bằng đối với HS vi phạm đạo đức, vi phạm kỉ luật học tập và sinh hoạt.  Khuyến khích HS chăm chỉ học tập, thực hiện  khẩu hiệu: “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài.”;  Rèn luyện đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy.     - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách phong phú hiệu quả lôi cuốn HS tích cực tham gia như thi đấu thể thao, văn nghệ, thi vẽ tranh, thi làm lồng đèn mâm cỗ đẹp, vận động HS tham gia ủng hộ bạn nghèo; tổ chức lao động chủ nhật xanh giúp HS được trải nghiệm thực tế qua đó hình thành năng lực phẩm chất và các kĩ năng cần thiết cho đời sống.     - Cán bộ, GV, nhân viên phải gương mẫu trước học sinh về các chuẩn mực đạo đức: Quần áo gọn gàng đúng quy định, giản dị, phù hợp với điều kiện của giáo viên. Mặc trang phục áo dài truyền thống khi lên lớp. Tác phong chuẩn mực giản dị.     - Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh học tập và noi theo. Luôn thương yêu học sinh, giúp đỡ học sinh học tập và rèn luyện tốt.     - Luôn vui vẻ hoà nhã với đồng nghiệp, với mọi người. Động viên giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn.          - Thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh, nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.    4. CHỈ TIÊU CỤ THỂ   1. Phẩm chất năng lực    a. Chỉ tiêu phấn đấu: * Mức độ hoàn thành và phát triển năng lực, phẩm chất Mức độ hoàn thành và phát triển TSHS HS được đánh giá chung Tốt và Đạt Cần cố gắng TS % TS % Năng lực 927 917 98.92 10 1.08 Phẩm chất 927 920 99.25 7 0.75 * Môn học và các hoạt động giáo dục: Mức độ hoàn thành và phát triển TSHS HS được đánh giá chung Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa HT TS % TS % TS % T. Việt 927 300 32.36 383 44.59 15 1.62 Toán 927 453 52.76 402 46.78 4 0.46 TN- XH 572 333 63.43 192 36.57     Khoa học 355 148 44.31 186 55.69     LS- ĐL 355 163 48.80 171 51.20     T.Anh 375 128 36.89 219 63.11     Đạo đức 927 468 54.48 391 45.52     Âm nhạc 927 495 57.63 364 42.37     Mĩ thuật 927 469 54.60 390 45.40     Thủ công 525 333 63.43 192 36.57     K. thuật 334 62 18.56 272 81.44     T. dục 927 458 53.32 401 46.68       b. Biện pháp thực hiện: - Thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh, nhằm hình thành và phát triển các nhóm năng lực chủ yếu (bao gồm các nhóm: 1. Tự phục vụ, tự quản; 2. Hợp tác; 3. Tự học và giải quyết vấn đề) và các nhóm phẩm chất cần thiết (bao gồm các nhóm: 1. Yêu thương; 2. Tự tin, trách nhiệm; 3. Trung thực, kỉ luật; 4. Chăm học, chăm làm). - Tiếp tục duy trì việc giáo dục đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy. Tăng cường giảng dạy và thực hành môn đạo đức có chất lượng nhằm rèn phẩm chất cho học sinh tiểu học thực hiện tốt 5 điểu Bác Hồ dạy, phối hợp các chương trình lồng ghép, kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội. Kết hợp các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, đẩy mạnh các nội dung sinh hoạt và hoạt động tập thể, củng cố các nề nếp nhằm rèn luyện ý thức thái độ cho học sinh.  - Chỉ đạo giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh. Đồng thời giáo viên còn quan sát từng học sinh để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh. Từ đó, động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.      2.  Chất lượng giáo dục:      a. Chỉ tiêu CHỈ TIÊU KHEN THƯỞNG HKI STT Khối TSHS Nữ DT HS được tặng giấy khen TS % Nữ DT 1 1 166 73 12 121 72.9     2 2 179 78 6 101 56.4     3 3 187 80 6 97 52.2     4 4 162 74 2 87 53.7     5 5 166 76 7 72 43.4       TS 859 382 33 478 56.69       CHỈ TIÊU VỞ SẠCH, CHỮ ĐẸP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 Khối TSHS Vở Chữ Chưa sạnh Sạch Sạch đẹp Viết chưa đúng Viết đúng Viết đúng đẹp SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 166 14 8.43 58 34.94 94 56.63 10 6.02 66 39.76 90 54.22 2 179 12 6.70 88 49.16 79 44.14 34 18.99 75 41.91 70 39.10 3 187 14 7.52 100 53.76 72 38.72 26 13.90 94 50.81 66 35.29 4 162 24 14.81 91 56.18 47 29.01 29 17.90 87 53.71 46 28.39 5 166 25 15.06 106 63.86 35 21.08 25 15.06 110 66.27 31 18.67 TC 859 89 29.68 443 32.25 327 38.07 124 14.44 432 50.29 303 35.27       *  Giao lưu Tiếng Việt của chúng em Khối TSHS Dân tộc Cấp trường Cấp thị Cấp tỉnh 1 13 6     2 6 7     3 5 6     4 2 6     5 7 4     + 43 29         Khối TSHS Cấp trường Cấp thị Cấp tỉnh 1 166       2 179       3 187       4 162 4     5 166       + 859 4        * Giao thông thông minh.     * Nét vẽ mầm xanh Khối TSHS Cấp trường Cấp thị Cấp tỉnh 1 166 4     2 179 8     3 187 10     4 162 6     5 166 6       859 34         * HS năng khiếu qua hội thi các cấp - Giao lưu “ Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”: Cấp trường: 29; Cấp thị: …; Cấp tỉnh: …. - Nét vẽ  xanh cấp trường: 34, cấp thị  ….. - Giao thong thông minh cấp trường: 4 - Hội khỏe phù đổng cấp trường: 30; Cấp thị:      ; Cấp tỉnh     . * Thao giảng –dự giờ: - BGH: Dự giờ: 2 tiết/GV/HK - GV: Thao giảng : 3 tiết /HK * Đồ dùng dạy học tự làm: - GV: 1 đồ dùng /HK có chất lượng. - Sử dụng theo thực tế bài dạy + thiết bị hiện có. - Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng. - Chuyên môn sinh hoạt 1 lần /tháng. - Triển khai 1 chuyên đề/ học kỳ. - Tổ chức thi các phong trào ( Viết chữ đẹp, nét vẽ  xanh,…) * Giáo viên giỏi - Cấp trường:  24 GV * Giáo viên chủ nhiệm giỏi - Cấp trường : 24 GV - Cấp thị: 9 - Cấp tỉnh: 2 b. Biện pháp thực hiện: - Tăng cường hoạt động chuyên môn về thao giảng dự giờ, mở các chuyên đề tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để rút kinh nghiệm trong việc soạn giảng. Phát động hội thi giáo viên giỏi cấp trường để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi và nâng cao tay nghề. - Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng giáo viên giỏi, dự giờ góp ý tiết dạy, chuẩn bị tốt các điều kiện cho GVdự thi cấp thị. - Chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, lựa chọn sáng kiến hay nộp về PGD. - Tổ chức nhiều hình thức phong trào thi đua học tập giữa các lớp, các khối và toàn trường. Xây dựng nề nếp tự học, tự quản trong giờ học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.      - Tiếp tục tổ chức hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn trong học tập và bồi dưỡng HS có năng lực ngay từ đầu năm học. Thường xuyên điều chỉnh nội dung, phương pháp hỗ trợ học sinh cụ thể, thiết thực giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản.           -  Chỉ đạo giáo viên luôn tìm tòi, áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy. Tổ chức cho GV thường xuyên trao đổi các sáng kiến về chuyên môn, tổ chức lớp học sáng tạo và có hiệu quả, động viên giáo viên nhiệt tình giảng dạy.   -  Quán triệt GV đi dạy đúng giờ, ra vào lớp đúng quy định theo hiệu lệnh trống. Dạy đúng, đủ chương trình, không cắt xén, bỏ bài; thực hiện lồng ghép GDBVMT biển đảo, SDNLTKHQ, GDKNS,... đầy đủ theo quy định.   - Nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, giảng dạy đúng phân phối chương trình, đảm bảo ngày, giờ công.   -  Làm và sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có sự sáng tạo, mỗi giáo viên  làm 1 đồ dùng có chất lượng nộp về thiết bị.        - Các tổ khối xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, phấn đấu không có tiết dạy chưa đạt yêu cầu.       Trên đây là kế hoạch học kì I của chuyên môn nhà trường. Đề nghị các tổ khối căn cứ kế hoạch này để chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của từng bộ phận, đề ra các biện pháp có tính khả thi và triển khai thực hiện.                                                                                     Nơi nhận:                                   HIỆU TRƯỞNG DUYỆT                  P. HIỆU TRƯỞNG                                             - Hiệu trưởng (b/c);                                                          - Các tổ chuyên môn (t/h);  - Lưu: CM.                                                                                                                                                                                         Nguyễn Thị Hảo

  • Image
Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 11327
  • Trong tuần: 38 310
  • Tất cả: 282445
2015 © Trường Tiểu Học Tiến Hưng A
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hảo
Địa chỉ: Xã Tiến Hưng - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Thiết kế bởi VNPT Bình Phước