UBND
THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 50 /BC- THTHA
|
Đồng Xoài, ngày 04 tháng 4 năm
2019
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN
MÔN
Năm học 2018-2019
(Tính đến ngày 9 tháng 4 năm 2019)
Căn cứ Quyết định số 863/QĐ-SGDĐT ngày 02/4/2019 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về việc thành lập đoàn kiểm tra chuyên môn cấp Tiểu học, năm học 2018 –
2019 tại thành phố Đồng Xoài;
Trường tiểu học Tiến Hưng A báo cáo tình hình thực hiện công tác chuyên
môn năm 2018-2019 tính đến thời điểm ngày 4 tháng 4 với nội dung như sau:
1. Công tác quản lý:
- Nhà trường thiết lập đầy
đủ các loại hồ sơ quản lý trường học (từ Ban giám hiệu đến tổ khối) theo quy
định của Điều lệ trường tiểu học và các văn bản khác của ngành về thực hiện quy
chế chuyên môn theo công văn số 2649/SGDĐT- GDTH
ngày 09/9/2011 và công văn số 77/SGDĐT-GDTH ngày 10/01/2012 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Bình Phước.
- Trường đã xây dựng kế
hoạch phát triển trường học dài hạn, trung hạn, năm học, học kỳ, tháng, tuần từ
Ban giám hiệu đến tổ khối.
- Việc cập nhật thông
tin, số liệu vào các loại hồ sơ, sổ sách trường học từ Ban giám hiệu đến tất cả
các bộ phận đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Nhà trường có lưu trữ
đầy đủ hồ sơ chuyển đi - chuyển đến, cập nhật thông tin học sinh theo quy định
- Việc lưu trữ hồ sơ
chuyển đi - chuyển đến, cập nhật thông tin trong sổ theo dõi học sinh chuyển
đi- chuyển đến đầy đủ.
* Tổng số CB-GVNV: 43
người. Trong đó:
+ BGH: 2/1
(ĐH: 2/2), TCLLCT: 2/2, đã qua lớp
BDCBQL: 02.
+ Giáo viên: 35/34 nữ; Tỉ lệ : 1,3 giáo viên/ lớp.
Trong đó giáo viên dạy
môn chuyên: 7/1 ( ÂN: 1/1, MT: 1/1, TD: 2/1, KT-TC: 1/1, AV: 1/1, HĐTN 1/1)
+ Hành chính: 6/5 (TV- TB: 1/1, TPT: 1/1, VT- KT: 1/1, YT: 1/1, BV: 2/0).
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV: 100% GV đạt chuẩn, trong đó:
Đại học: 23/22 nữ, tỉ lệ:
65.7%
Cao đẳng: 11/10 nữ, tỉ
lệ: 31.4%
Trung học sư phạm: 1/1nữ,
tỉ lệ: 2.9%
- Trường, lớp, học sinh: Trường hạng 2. Tổng số lớp: 27/1014
học sinh (trong đó: Lớp 2 buổi/ngày: 13 lớp/ 564 học sinh; lớp 1 buổi: 14 lớp/450
học sinh).
- K1: 6 lớp/258 hs
- K2: 6 lớp/223 hs
- K3: 5 lớp/167
hs
- K4: 5 lớp/173
hs
- K5: 5 lớp/193hs
- Cơ sở vật chất: Tổng số
phòng học: 15 (4 phòng cấp 3, 11 phòng cấp 4). Số phòng làm việc, chức năng: 12
* Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, 100% giáo viên đạt
vhuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trình độ GV tương đối đồng đều .
* Khó khăn: Một số giáo viên dạy môn chuyên chưa được đào tạo chuyên hóa,
nên chất lượng còn hạn chế như môn Thể dục.
- Phân công nhiệm vụ các
thành viên trong Ban giám hiệu:
- Hiệu trưởng phân công
nhiệm vụ đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cụ thể và rõ ràng; phân công
chuyên môn hợp lý đúng với chuyên môn và năng lực của giáo viên, nhân viên.
+ Hiệu trưởng: Quản lý
chung, phụ trách công tác tổ chức, thi đua khen thưởng và kỷ luật, Công tác tài
chính, cơ sở vật chất, công tác kiểm định CLGD.
+ Phó hiệu trưởng : Phụ trách
chuyên môn khối 1,2,3,4,5; Đoàn- Đội; TV-TB, Y tế, Vệ sinh.
- Lập kế hoạch chuyên
môn, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Chỉ đạo việc thực hiện
qui chế chuyên môn của GV;
- Giám sát việc thực hiện
chương trình, ngày giờ công của CC-VC-
NV;
- Công tác bồi dưỡng giáo
viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, bồi dưỡng các Hội thi do ngành
tổ chức;
2. Công tác tổ chức huy động học sinh tham gia ôn tập trong
hè:
Trường có kế hoạch ôn tập
trong hè, thông báo đến học sinh và PHHS. Chỉ đạo cho GVCN có học sinh phải
kiểm tra lại trực tiếp đến nhà vận động học sinh đi ôn tập. giao cho GVCN có
trách nhiệm ôn tập cho học sinh. Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi việc ôn
tập cho học sinh. Ban giám hiệu ra đề tổ chức kiểm tra lại, xét kết quả lên
lớp, lưu ban nghiêm túc đúng quy định.
KHỐI
|
TS HS kiểm tra lại
|
TSHS tham gia ôn tập
|
TSHS HTCTLH
|
TSHS CHTCTLH
|
1
|
9
|
9
|
0
|
9
|
3
|
2
|
2
|
0
|
2
|
TC
|
11
|
11
|
0
|
11
|
3. Việc chỉ đạo, bàn giao chất lượng học tập của HS từ lớp
dưới lên lớp trên:
- Căn cứ vào chất lượng
học tập và rèn luyện của học sinh trong năm học, nhà trường tổ chức bàn giao
chất lượng học tập của lớp dưới lên lớp trên cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm lớp
dưới bàn giao hồ sơ cho giáo viên lớp trên gồm: Danh sách học sinh được công
nhận lên lớp trong đó ghi cụ thể những điểm nổi bật, những điểm cần phải hỗ
trợ, rèn luyện thêm của học sinh về năng lực và phẩm chất, những khả năng đặc
biệt. Buổi bàn giao học sinh có sự giám sát của ban giám hiệu
- Nhà trường thực hiện
nhận bàn giao học sinh từ các trường Mầm non trên địa bàn xã vào học lớp 1 và
bàn giao học sinh lớp 5 lên lớp 6 cho trường THCS đúng theo quy định.
4. Công tác chuẩn bị cho năm học 2018 -2019 “ Ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường”.
- Điều tra nắm chắc số trẻ trong độ tuổi ra lớp trên địa bàn để có biện
pháp huy động.
- Tuyên truyền qua các thông tin đại chúng; treo băng rôn khẩu hiệu tuyên
truyền. Phân công giáo viên xuống từng ấp điều tra số liệu trẻ để huy động ra
lớp.
- Vận động ủng hộ sách vở, quần áo...
cho học sinh nghèo, khó khăn có nguy cơ bỏ học.
- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp, trẻ trong
độ tuổi đến trường đạt 100%. Tạo điều kiện cho mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
được đi học. Tổng số trẻ đã huy động 260/117nữ/250 trẻ 6
tuổi trên địa bàn bàn vào lớp 1, tỉ lệ 100%.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho việc thực hiện “Ngày toàn dân ĐTĐT” .
5. Công tác PCGDTH -PCGDTHĐĐT:
- Tham mưu với Ban chỉ đạo tổng kết cuộc vận động
ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm 2017-2018 và thực hiện cuộc vận động ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường năm 2018-2019, làm tốt công tác ngày toàn dân đưa
trẻ đến trường huy động 100% số trẻ
trong độ tuổi ra lớp và 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
- Làm tốt công tác điều tra bổ sung trình độ văn
hóa nhân dân năm 2018. Hoàn thành cập nhật phần mềm và các loại hồ sơ PCGDTH.
- Thực hiện PCGDTH vững chắc, duy trì kết quả đạt
chuẩn mức độ 3 về PCGDTH.
6. Công tác xây dựng trường tiểu học đạt
Mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
*. Thuận lợi:
- Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc
phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, luôn yêu nghề mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức,
tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay
*
Khó Khăn:
- Số lượng học sinh tăng, có lớp sĩ số vượt quá quy định 50hs/lớpmà phòng
học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhà trường đang trong thời gian xây dựng
nên sân chơi, bãi tập cho học sinh hạn hẹp, chưa được sạch đẹp.Thiếu phòng học
nên nhà trường phải sử dụng các phòng chức năng làm phòng học cho học sinh như
phòng Hội đồng, Âm nhạc, Anh văn và ngăn đôi phòng đa năng để làm phòng học.
- So với chỉ tiêu biên chế được giao trường còn thiếu 01
giáo viên (nhu cầu có GV Tin học).
*. Giải pháp khắc phục:
- Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, UBND thành phố
và PGD tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để có đủ phòng học, phòng
chức năng, mua bổ sung trang thiết bị dạy học.
7. Công tác Chuyên môn:
7.1. Thực hiện chương trình:
- Toàn trường đang thực hiện dạy và học chương
trình tuần 30.
- Thực hiện đúng theo chương trình tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân phối
chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám sát chuẩn kiến thức
thức kĩ năng của từng lớp học.
- Thực hiện tích hợp, lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục an
toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong một số môn học và hoạt động giáo dục.
7.2 Việc thực hiện quy chế, tổ chức bồi
dưỡng và sinh hoạt chuyên môn; thực hiện chuyên đề; đổi mới PPDH; thực hiện
phương pháp bàn tay nặn bột.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn đa dạng, nhằm bồi dưỡng
cho giáo viên có đủ năng lực, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng HS trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức
kỹ năng của chương trình. Chú trọng bồi dưỡng khả năng tổ chức các hoạt động,
quản lí lớp cho đội ngũ GV.
- Sinh hoạt chuyên môn tổ khối, trường:
+ Sinh hoạt chuyên môn trường 1 lần/tháng; tổ khối 2 tuần/lần.
+ Nội dung hình thức sinh
hoạt chuyên môn:
Tiếp tục áp dụng phương pháp
“ Bàn tay nặn bột” trong dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 3208/SGDĐT- GDTH ngày 15/08/2017 của
SGD-ĐT về việc rà soát đảm bảo các điều kiện thực hiện mô hình trường học mới;
xây dựng, hoàn thiện các chủ đề, bài dạy áp dụng PPBTNB; tổ chức các giờ học tự
nhiên, sinh động, học sinh được tự thiết kế , thực hành các thí nghiệm với các
vật liệu đơn giản, dễ thực hiện. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề cấp trường
về PPBTNB để rút bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo triển khai, từng
bước mở rộng phạm vi triển khai, nâng cao chất lượng dạy học môn TN-XH, môn
khoa học thong qua việc áp dụng PPBTNB. Hướng dẫn triển khai thực hiện phương
pháp “ Bàn tay nặn bột”.
- Số chuyên đề
triển khai trong năm học.
+ Tổ khối: 10 chuyên đề như sau:
Khối 1: 2 chuyên đề
Khối 2: 2 chuyên đề
Khối 3: 2 chuyên đề
Khối 4: 2 chuyên đề
Khối 5: 2 chuyên đề
+ Trường 6 chuyên đề:
Học kì 1:
Chuyên đề: Quy trình nhập thông tin lên Cơ sở
dữ liệu ngành.
Chuyên đề:
Văn hóa giao thông trong trường Tiểu học
Chuyên đề:
Tích hợp Quốc phòng – An ninh vào các môn học ở Tiểu học.
Chuyên đề:
Luyện viết chữ đẹp.
Chuyên đề: Thông tư 22/2016 của
Bộ giáo dục và Đào tạo; Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì theo thông tư
22/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Học
kì 2:
Chuyên đề:
Giáo dục An toàn giao thông cho
học sinh tiểu học.
7.3 Công
tác dạy thêm, học thêm; công tác thu chi dạy học 2 buổi/ngày, bán trú.
- Trường không tổ chức dạy thêm, học
thêm.
- Trường tổ chức cho khối 2->5 với 13
lớp/ 564 học 2 buổi/ngày. Việc thu chi đến thời điểm hiện tại vẫn thực hiện
theo Chỉ thị 12 của UBND tỉnh Bình Phước.
7.4. Việc sử dụng sổ liên lạc điện tử:
Nhà trường thực hiện liên lạc với phụ huynh bằng sổ liên
lạc điện tử trên phần mềm Vnedu cho tất cả học sinh. Nhà
trường sử dụng sổ liên lạc điện tử VNEDU có 980 học sinh tham gia, tỉ lệ 96.64 % .
* Thuận lợi:
Giúp GV liên lạc với cha mẹ hs nhanh chóng, kịp thời,
thường xuyên.
Giảm bớt thời gian cho GV trong việc ghi chép.
* Khó khăn:
Việc sử dụng liên lạc điện
tử chỉ mới liên lạc được một chiều.
Một số cha mẹ học sinh không
cho đúng điện thoại, một số không sử dụng điện thoại nên việc trao đổi nắm bắt
thông tin tình hình học tập của hs còn gặp khó khăn.
8 . Công tác chỉ đạo quản lý việc
dạy học lớp 2 buổi/ngày:
Trường tổ chức cho học sinh được học 2 buổi/ngày từ khối 2-> 5 với 13 lớp/564
học sinh, tỉ lệ:
57,1% .
9. Việc thực hiện đánh giá học sinh theo TT 30, TT 22 của Bộ GD-ĐT về việc
ban hành qui định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
Tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/08/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/09/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Chỉ đạo giáo viên thực hiện việc đánh
giá học sinh đảm bảo thực chất, hiệu quả. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ, tập huấn
nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22.
Đã cập nhật điểm kiểm tra đầy đủ và lưu trữ bảng tổng hợp chất lượng giáo
dục GHKI, cuối HKI và GHKII theo quy định.
10. Thực hiện kiểm tra hồ sơ lớp 1 và lớp
5; lập hồ sơ, kế hoạch dạy học và đánh giá học sinh khuyết tật
- Nhà trường thực hiện kiểm tra hồ sơ sổ sách, các biểu mẫu thống kê theo
qui định.
- Trường có 05 em khuyết tật học hòa nhập (Khối 1: 01 học sinh thiểu năng trí tuệ.
Khối 2: 01 học sinh khuyết tật khiếm thính, khối 3: 03 học sinh thiểu năng trí
tuệ, hồ sơ được thiết lập đúng theo công văn số 2451/SGDĐT
- GDTH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của sở GDĐT Bình Phước, tạo điều kiện để
trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng, quan tâm chia sẻ của giáo viên, nhất là
GVCN, các bạn trong lớp. 11. Kế hoạch triển khai và thực hiện dạy học Tiếng Anh 4 tiết/tuần theo
Chương trình Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT ở tiểu học; kế hoạch tuyển dụng, sử
dụng GV tiếng Anh đạt chuẩn B2 (hoặc B1) dạy học Tiếng Anh 4 tiết/tuần theo
Chương trình Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT tại các trường có đủ điều kiện giảng
dạy.
Triển khai dạy học Tiếng Anh theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày
12/8/2010 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành Chương trình thí điểm Tiếng
Anh Tiểu học. Giáo viên dạy tiếng Anh dạy đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói.
- Giáo viên dạy Tiếng Anh của trường chưa đạt trình
độ B2. Để quản lí tốt việc dạy và học môn Tiếng Anh BGH luôn theo dõi sát để
nắm chương trình giảng dạy, kế hoạch kiểm tra,... nhằm đảm bảo chất lượng giảng
dạy.
Học sinh
khối 3 học 2 buổi/ngày: 3 lớp học 3 tiết/tuần.
Học sinh
khối 4 học 2 buổi/ngày: 3 lớp học 2 tiết/tuần.
Học sinh
khối 5 học 2 buổi/ngày: 3 lớp học 3 tiết/tuần
Số lượng trường/lớp/học sinh tham
gia dạy học Tiếng Anh theo các loại giáo trình của Bộ GD&ĐT, cụ thể:
Khối lớp
|
4 tiết/tuần
|
3 tiết/tuần
|
2 tiết/tuần
|
TS Lớp
|
TSHS
|
Nữ
|
TS Lớp
|
TSHS
|
Nữ
|
TS Lớp
|
TSHS
|
Nữ
|
3
|
|
|
|
3
|
127
|
49
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
3
|
130
|
55
|
5
|
|
|
|
3
|
139
|
53
|
|
|
|
+
|
|
|
|
6
|
266
|
102
|
3
|
130
|
55
|
12. Việc thực hiện phong trào thi đua
“Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”:
- Nhà trường xây dựng kế
hoạch và triển khai đến toàn bộ CB -GVNV – HS ngay từ đầu năm học. Mỗi một CB –GVCNV luôn tạo không khí vui vẻ, cởi mở, thân
thiện khi đến trường.
- Gíáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng
xử trong nhà trường. Nhà trường phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công
tác giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho HS.
- Đẩy mạnh phong trào xây
dựng trường lớp Xanh- Sạch – Đẹp trồng và chăm sóc cây xanh, sử dụng các công
trình nước sạch, vệ sinh, trang trí lớp học…
13. Việc giữ gìn cảnh quan môi trường trường học, lớp học;
sắp xếp, giữ gìn vệ sinh phòng chức năng và phòng làm việc:
- Tuyên truyền đến toàn
thể HS việc thực hiện cảnh quan môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, vệ
sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nhặt và bỏ rác đúng nơi
quy định. Thường xuyên tổ chức cho học sinh lau chùi bàn ghế, cánh cửa… chăm
sóc cây xanh trong lớp học.
- Phối hợp với Ban Đại
diện CMHS hợp đồng lao công quét dọn vệ sinh các lớp học, sân trường, nhà vệ
sinh.
- Huy động CB- GVNV tổng
vệ sinh lao động toàn trường 2 lần/năm vào đầu năm học và trước khi nghỉ Tết
Nguyên Đán, ngoài ra còn tổ chức lao
động động chủ nhật xanh theo từng thời điểm.
14. Công tác triển khai “Tháng An toàn giao thông năm 2019” và công tác giáo dục về
An toàn giao thông trong năm học 2018 – 2019.
- Xây dựng kế
hoạch “Tháng An toàn giao thông năm 2019” , phát động vào Lễ khai giảng năm học mới
và trước kì nghỉ tết Nguyên đán.
- Thông qua các buổi sinh
hoạt chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền cho học sinh
với các chủ đề: đi bộ an toàn, đi xe đạp
an toàn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy.
- Hướng dẫn cho học sinh
đi bộ trên vỉa hè, lề đường, không đi bộ dưới lòng đường. Hướng dẫn học sinh
khi đi xe đạp không đi dàn hàng ngang; đi đúng phần đường.
- Phổ biến các quy định
bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với mọi người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; cài
quai mũ đúng quy cách để phòng tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai
nạn giao thông.
- Giáo viên lồng
ghép giảng dạy giáo dục ATGT vào các môn học đạo đức, ngoài giờ lên lớp kết hợp
tài liệu đã có để nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh.
Kết
quả: Không có CB- GVNV và học sinh vi phạm luật giao thông.
15 Việc quản lý, sử
dụng các loại hồ sơ, sổ sách của cán bộ giáo viên và học sinh, hình thức trình
bày giáo án và bảng lớp của giáo viên:
Trường đã chỉ đạo và quản
lý, sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Kiểm tra định kỳ có ký
duyệt.
16. Công tác y tế trường học:
- Xây dựng kế hoạch năm,
học kỳ, tháng, tuần phù hợp với thực tế của nhà trường. Tuyên truyền giáo dục các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, phối hợp các
đoàn thể tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT đạt 100%. Tuyên truyền vệ
sinh trường học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, phòng chống các dịch bệnh học đường, phòng
chống HIV/AIDS, phòng chống các tác hại của thuốc lá, phòng chống tai nạn
thương tích, phòng chống cháy nổ.....
- Thực hiện
cân, đo sức khỏe đầu năm học và cuối năm học. Phối hợp với TTYT xã khám sức
khoẻ định kì cho học sinh 1 lần/năm.
- Thiết lập
đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách. Lưu trữ, bảo quản và sử dụng các loại thuốc y tế
theo đúng quy định.
17. Tổ chức các hội thi:
Công tác
chuẩn bị cho các Hội thi của năm học 2018-2019:
Giáo viên
* Bình bầu
GVCN giỏi cấp trường.
- Tổ chức bình bầu Giáo
viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường và tham gia hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi cấp thành phố theo Thông tư số
43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên và Công văn số 1331/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT về
việc hướng dẫn triển khai thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
giáo dục phổ thông và GDTX của Bộ GD&ĐT.
* Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
+ Chỉ đạo các tổ khối dự
giờ, thao giảng chọn giáo viên có năng lực bồi dưỡng để thi cấp trường; giao
cho mỗi khối phải có ít nhất 70% giáo viên dự thi cấp trường;
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuẩn bị đầy đủ CSVC,
thiết bị dạy học, đề bài kiểm tra năng lực, các bài thực hành phổ biến trước
cho giáo viên chuẩn bị để thi đạt kết quả tốt.
+ Tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT
ngày 20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên
dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số
2569/SGDĐT-GDTH ngày 14/9/2010 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai
thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và GDTX của
Bộ GD&ĐT.
Học sinh:
+ Tổ chức
thi Kể chuyện theo sách, thi Viết chữ đẹp:
Nhà trường xây dựng kế hoạch và đã tổ chức thi ”Kể chuyện theo sách”, “Viết
chữ đẹp” từ khối 1- khối 5. Động viên khen thưởng kịp thời cho các tập thể và
cá nhân đạt giải trong hội thi.
Tổ chức tuyển chọn học sinh tham gia hội thị hội khỏe Phù Đổng cấp
thành phố.
18. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí và trong dạy học.
- Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ CNTT đến 100% CB-NVGV. Tập huấn và triển khai thực hiện các phần mềm quản lý
theo sự chỉ đạo của cấp trên.
- Tất
cả CB-GV-NV đã thiết lập và sử dụng địa chỉ Email; đã duy trì và hoạt động hiệu
quả Thư viện điện tử nhà trường
- Bồi
dưỡng và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo
và trong đổi mới phương pháp dạy học. Duy trì chế độ thông tin hai chiều giữa
trường với phòng giáo dục, đồng thời cập nhật thông tin, tài nguyên thường
xuyên và kết nối thông tin với Website của Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT.
- Thiết lập hồ sơ sổ sách. Ứng dụng các phần mềm VMIS, EMIS, PMIS để quản
lí học sinh, quản lý điểm và quản lý nhân sự. Thực
hiện tốt các phần mềm buca, vnedu, Pmis, Emis, VMIS phần mềm ứng dụng khác...
- Giao cho Văn thư thường xuyên khai thác, sử
dụng hộp thư của đơn vị trong công tác để trao đổi thông tin, liên lạc với các
cấp quản lý, tiếp nhận, xử lý, báo cáo thông tin một cách nhanh chóng và tiết
kiệm.
- Quán triệt thiết lập hồ sơ, kế hoạch, báo cáo, nhân sự, thống
kê các biểu mẫu,... bằng CNTT. Có 35/35 GV soạn giáo án bằng máy
tính; tổng số tiết thao giảng bằng giáo trình chiếu POWE POIN học kì
1 là 325 tiết ( Có 9 lớp có mắc sẵn ti vi kết nối để giáo viên thường xuyên
sử dụng trình chiếu).
Trên đây
là báo cáo theo công văn số 864/SGDĐT-GDTHMN
tỉnh Bình Phước về việc kiểm tra chuyên môn cấp Tiểu học, năm học 2018 –
2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Đồng Xoài của trường TH Tiến Hưng A, mong nhận được ý kiến góp ý, chỉ đạo của Phòng
Giáo dục và Đoàn kiểm tra cuả Sở Giáo dục để nhà trường thực hiện đạt hiệu quả
hơn.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Đoàn Kiểm tra của Sở Giáo dục;
-
PGD;
-
Lưu VT.