Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018

UBND THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

TRƯỜNG TH TIẾN HƯNG A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            Số:     /BC-THA

            

           Tiến  Hưng, ngày 24 tháng 5  năm 2018

 

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 – 2018

 

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường TH Tiến Hưng A, để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm học 2017-2018 và đề ra phương hướng cho nhiệm vụ năm học tới, trên cơ sở phát huy những điểm mạnh đã làm được, khắc phục những tồn tại góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học do ngành đã đề ra. Trường TH Tiến Hưng A báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 như sau:

I. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

1. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về việc triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

Chi bộ, BGH thường xuyên quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Ngành GDĐT thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng môi trường "xanh - sạch - đẹp"; ''Trường học thân thiện - học sinh tích cực''. Chăm sóc sức khỏe cho học sinh kết hợp với y tế xã, thị xã kiểm tra sức khoẻ cho học sinh và tuyên truyền phòng chống bệnh xã hội. Tiêm phòng Sởi – Rubella cho 100% học sinh. Tổ chức và phát động các phong trào thi đua. Chú trọng giáo dục truyền thống - kết hợp hội khuyến học - dòng họ tuyên truyền mở rộng phong trào khuyến học - khuyến tài  khen thưởng động viên học sinh nổi trội, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Phong trào văn hoá - văn nghệ - thể dục, thể thao được quan tâm. Chú ý dạy hát các làn điệu dân ca trong nhà trường, các em được học các bài hát theo quy định.

Căn cứ vào chỉ thị và phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, nhà trường đề ra phương hướng và kế hoạch cho đơn vị hàng tháng có nhận xét đánh giá và thông qua các cuộc họp hội đồng, hội nghị CBCNVC.

Triển khai các văn bản đến GV kịp thời, để GV nắm bắt và thực hiện.

Tổ chức cho GV học, đánh giá xếp loại công chức đúng theo tinh thần QĐ 14, dân chủ, khách quan.

Cùng BCH công đoàn tổ chức thăm hỏi anh chị em GV trong đơn vị thường niên.

Các hoạt động trong trường đều được công khai, bàn bạc thông qua liên tịch – công khai tài chính quý 1 lần tại các kỳ họp hội đồng hàng tháng và niêm yết tại phòng hội đồng.

Phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học.

2. Sự phối kết hợp với các ban ngành chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Để thực hiện tốt các cuộc vận động nêu trên Ban Giám hiệu trường luôn tham mưu với các ban ngành, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ của trường.

Kết quả đạt được:

          100% giáo viên tiếp tục giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục.

Hằng tháng TPT Đội tổ chức cho các em kể một mẫu chuyện về Bác để giáo dục đạo đức học sinh.

100% lớp học tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc trang trí lớp học. Làm tốt công tác vệ sinh.

Tổng phụ trách Đội, giáo viên Bộ môn: Tổ chức các trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các hoạt động thể dục thể thao gắn với bản sắc dân tộc.

          Tổ chức Lễ khai giảng năm học trang trọng. Thực hiện tốt “Tuần làm quen trường lớp, thầy cô, bạn học”, “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”.

          100% CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường thực hiện “Văn hoá nhà trường, văn minh giao tiếp” để thông qua đó là tấm gương sáng cho các em noi theo

II. Kết quả triển khai các văn bản chỉ đạo cấp học

1. Thực hiện triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ cấp Tiểu học.

- Chuẩn kiến thức – kĩ năng: Trường luôn thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn và thực hiện các yêu cầu của cấp trên đề ra tốt. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn nhất là việc soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở cấp học thực hiện đúng chỉ đạo của các cấp.

- Thực hiện tốt việc vận dụng chuẩn kiến thức kỹ năng (có đối chiếu những bất cập so với chương trình và SGK).

- Thực hiện dạy học tích hợp trong các môn học theo đúng quy định.

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Có 100% giáo viên đứng lớp tham gia tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy nên đã hỗ trợ rất lớn trong việc đổi mới vận dụng soạn mới bài dạy – đồng thời  giáo viên toàn trường có ý thức vận dụng, đổi mới phương pháp và đánh giá học sinh nên giáo viên vững vàng dạy học các phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên của trường được nâng cao vì thế tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp cao hơn so với các năm học trước.

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Trường đã tổ chức tập huấn cho 100 % GV tham gia dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả cao; Tăng cường công tác tuyên truyền đến giáo viên và CMHS tạo sự đồng thuận, để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 5 tổ khối đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của tổ, lớp và đối tượng học sinh, đảm bảo đạt mục tiêu của các hoạt động.

2. Thực hiện kế hoạch thời gian và chương trình của năm học.

Nhà trường thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 11174/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông  và giáo dục thường xuyên thuộc ngành GDĐT Bình Phước.

Ngày tựu trường là ngày 21/8/2017, khai giảng vào ngày 05/9/2017. Học kỳ I từ ngày 28/8/2017 đến ngày 05/01/2018, gồm 18 tuần thực học, 01 tuần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (từ ngày 27/11/2017 đến ngày 1/12/2017). Học kỳ II từ ngày 8/1/2018 đến ngày 18/05/2018, gồm 17 tuần thực học, 02 nghỉ tết Nguyên đán (từ ngày 12/2/2018 đến ngày 23/2/2018), dạy bù làm hồ sơ sổ sách (từ ngày 21/5/2018 đến ngày 24/5/2018)

III. Kết quả triển khai các hoạt động

1. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2006/TT-BGDĐT ngày 29/9/2016 của Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung một số điều về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Trường đã triển khai và thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT và Thông tư 22/TT-BGDĐT ngày 29/9/2016 về việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung một số điều về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Ban giám hiệu chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, uốn nắn kịp thời nên 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả đánh giá xếp loại học sinh theo tinh thần Thông tư 30 và Thông tư 22. Ngoài ra, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là phụ huynh học sinh và học sinh hiểu được việc đánh giá xếp loại học sinh theo tinh thần chỉ đạo mới của BGD-ĐT tránh được áp lực, tâm lý học tập cho học sinh nên không có hiện tượng phụ huynh học sinh đơn thư, thắc mắc. Trong quá trình nhận xét, đánh giá, giáo viên cũng đã đưa ra những biện pháp để hỗ trợ và động viên, khích lệ học sinh kịp thời, trong từng hoạt động đối với từng học sinh, đặc biệt giáo viên luôn chú ý những học sinh có năng khiếu cần được bồi dưỡng, phát triển năng lực và những học sinh chưa có sự tiến bộ, có biểu hiện sa sút trong học tập để hỗ trợ và giúp đỡ hằng ngày.

Tổ chức kiểm tra định kỳ theo đúng chỉ đạo của ngành, riêng phần đề thi do trường ra đúng chuẩn kiến thức, phân công coi và chấm thi nghiêm túc BGH theo dõi kiểm tra. Đặc biệt quan tâm việc đánh giá định kỳ cuối năm học, xét HTCTLH; bàn giao chất lượng giáo dục học sinh giữa các lớp trong cấp học; tổ chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh HTCTTH lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương xã Tiến Hưng.

2. Các biện pháp rèn luyện và tổ chức hỗ trợ cho học sinh chưa hoàn thành môn học, lớp học trong hè.

+ Kế hoạch tổ chức huy động học sinh ra lớp ôn tập; Dự kiến thời gian tổ chức ôn tập bắt đầu: Đầu tháng 6/2018 đến cuối tháng 7/ 2018.

+ Các biện pháp, hình thức và dự kiến thời gian tổ chức ôn tập và hỗ trợ cho học sinh:

* Đối với nhà trường:

Xây dựng triển khai kế hoạch hỗ trợ học sinh về học tập, năng lực, phẩm chất đến các tổ chuyên môn. Duyệt kế hoạch hỗ trợ cũng như giáo án của giáo viên. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ, giúp đỡ học sinh về học tập, các hoạt động giáo dục và sự hình thành và phát triển năng lực. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác này của giáo viên và việc học tập, rèn luyện, tiến bộ của học sinh. Qua mỗi đợt kiểm tra định kỳ, cần sơ kết việc thực hiện kế hoạch của mỗi giáo viên và các tổ khối. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Đối với tổ khối:

Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tới từng giáo viên trong khối.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên trong khối.

Sinh hoạt chuyên môn tổ chú trọng nhiều về việc này. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ học sinh. Sau mỗi đợt kiểm tra, tổ khối tổng hợp kết quả, đánh giá, chỉ rõ ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện, báo cáo về BGH. Tiếp tục chỉ đạo GV trong tổ học sinh cần hỗ trợ và thực hiện tiếp việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh.

* Đối với giáo viên:

Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch hỗ trợ học sinh cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của lớp mình phụ trách. Việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh diễn ra thường xuyên. Trong các tiết dạy, giáo viên cần chú ý, giao việc cho các em phù hợp với trình độ. Giao bài tập cho học sinh tự học, tự rèn luyện ở nhà, giáo viên kiểm tra việc thực hiện của các em vào tiết học hôm sau. Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để CMHS biết và có biện pháp kèm thêm các em ở nhà. Tuyệt đối giáo viên không được la mắng, chê bai học sinh mà cần đồng viên, khen ngợi kịp thời đối với các em dù chỉ là tiến bộ nhỏ nhất.

          + Học sinh chưa hoàn thành lớp học phải ôn tập hỗ trợ trong hè 2018:

11 HS /2 nữ /0 HS dân tộc/0 nữ dân tộc; tỷ lệ: 1.2%; 0 HS khuyết tật không đánh giá/0 nữ. Cụ thể khối 1: có 09 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Khối 3: có 02 học sinh chưa hoàn thành môn Toán và Tiếng Việt.

          + Dự kiến số học sinh hoàn thành chương trình lớp học, đạt về năng lực, phẩm chất sau khi được ôn tập, hỗ trợ trong hè 2018: 1 HS .

3. Công tác chỉ đạo, triển khai việc dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN): những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp chỉ đạo, thực hiện (sản phẩm là những hình ảnh, video, clip minh hoạ cho những kết quả đạt được).

Trường không tham gia chương trình VNEN.

4. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

           * Thuận lợi:

Việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột cung cấp cho HS hoàn toàn đầy đủ và chính xác về nội dung bài học. Các em đã tự mình thực hành, tự mình tìm ra tri thức cần thiết điều đó phù hợp với sự đổi mới hiện nay. Phương pháp này còn giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ lâu đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học: Hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, có niềm tin tuyệt đối vào những gì mình tận mắt chứng kiến, tận tay làm ra và các em đã thể hiện xuất sắc trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, tri thức khoa học.

Các em có thể tiến hành những nghiên cứu dẫn đến sự hiểu biết. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm ra tri thức mới. Các em ghi chép lại những ý tưởng của mình, những điều đã được sửa chữa lại trong quá trình nghiên cứu vì vậy các em nắm vững kiến thức bài học.

  * Khó khăn:

Phương pháp dạy học này khi áp dụng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và phương tiện học tập nên nhiều khi GV ngại khó mà dạy theo các phương pháp như quan sát, hay thực hành cho nhẹ nhàng.

Giáo viên không nắm trước được sự hiểu biết của học sinh về vấn đề sắp học, đạt ở mức độ nào giữa các quan niệm của người học với mục đích của người dạy để tìm cách xử lý thích .

Trong giờ học một số HS thiếu sinh động, nhút nhát, rụt rè làm cho không khí học tập nặng nề, các em chưa chú trọng việc tìm kiếm tri thức nên không  hứng thú trong học tập, các em thờ ơ và chưa thật sự chú tâm với bài học. Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được. Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém,… Những điều đó làm hạn chế trong việc phát huy những năng lực vốn có của học sinh.

Tên trường

Số lớp

Số học sinh

Số tiết dạy thí điểm

Ghi chú

Trường TH Tiến Hưng A

26

910

5

 

5. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch:

Trong năm học 2017 – 2018, nhà trường đã chỉ đạo GV tham gia tập huấn và triển khai việc dạy học môn Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch ở khối lớp 3,4,5. Trong quá trình thực hiện, giáo viên và học sinh thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập phương pháp giảng dạy và điều hành lớp thông qua việc dự giờ, thăm lớp tại các trường bạn và qua các mạng Internet, sách báo,…

Ngoài ra, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tuyên truyền rộng rãi đến Cha mẹ học sinh về ưu điểm khi dạy môn Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như góp phần tổ chức có hiệu quả với các khối có hiệu quả trong các năm học tới.

Tổng số lớp: 9 lớp/ 519 học sinh/ 225 nữ

6. Triển khai dạy học Ngoại ngữ

+ Công tác chỉ đạo và thực hiện dạy - học Chương trình tiếng Anh.

 - Các lớp học 2 buổi/ngày từ lớp 3 đến lớp 5 được học môn tự chọn tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ giáo dục. Đối với chương trình mới học sinh được rèn kỹ năng nói và nghe nhiều, để dạy tốt môn Tiếng Anh, giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học.

            - Công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ đạt chuẩn B2 để thực hiện dạy học Tiếng Anh 2tiết/tuần, 3 tiết/tuần theo Chương trình Tiếng Anh của Bộ GDĐT tại các trường có đủ điều kiện giảng dạy.

 + Công tác bồi dưỡng, chỉ đạo việc tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên dạy Anh văn tiểu học, tạo điều kiện cho giáo viên Anh văn đi học với kết quả như sau:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi công tác

Trình độ đào tạo

Năng lực ngôn ngữ

Ghi chú

1

Ma Lệ Xuân

1989

TH Tiến Hưng A

    CĐSP

    

 

- Báo cáo số lượng trường/lớp/học sinh tham gia dạy học Tiếng Anh ở tiểu học: Trường có 9 lớp/ 372 học sinh tham gia học tiếng anh (Trong đó có 3 lớp/ 122 học sinh tham gia học tiếng anh 2 tiết/ tuần, có 6 lớp/ 250 học sinh tham gia học tiếng anh 3 tiết/ tuần.

7. Kế hoạch triển khai và thực hiện dạy học môn Tin học tự chọn của các

trường tiểu học.

Trường không thực hiện.

8. Dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ và trẻ em khuyết tật.

- Nhà trường đã tổ chức điều tra, lập kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật và có đánh giá theo kế hoạch. Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Tập thể giáo viên nhà trường tâm huyết, nhiệt tình, có đạo đức lối sống tốt, luôn có tinh thần giúp đỡ HS dân tộc về mọi mặt.

- Hội phụ huynh học sinh cùng Ban giám hiệu nhà trường, các mạnh thường quân luôn quan tâm tới HS dân tộc động viên kịp thời về vật chất lẫn tinh thần, để các em được tới lớp và điều kiện học tập đầy đủ.

          * Khó khăn:

- Một số phụ huynh không quan tâm tới con em vì điều kiện gia đình hoàn cảnh quá khó khăn.

- Học sinh Khuyết tật tiếp thu bài chậm, kĩ năng tự học và giải quyết vấn đề còn hạn chế

9. Chuẩn bị, tăng cường Tiếng Việt.

- Việc thực hiện mở các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa qua lớp mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các môn học của các trường tiểu học trong toàn huyện, thị xã;

- Số lượng trường, lớp, học sinh tham gia lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt hè 2017: Trường không thực hiện.

- Dự kiến số lượng trường, lớp, học sinh tham gia lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt hè 2018:

Trường

Tổng số học sinh khối 1

Tổng số học sinh huy động

Tổng số HS DTTS được huy động

Thời gian tổ chức

Tổ chức các lớp

Lớp 36 buổi

60 bài Tiếng Việt

Chuẩn bị tiếng Việt cho HS  trước khi vào lớp 1

TS

%

TS

%

TS

%

 TH Tiến Hưng A

254 

 254

 

7

Tháng 7 

45 

17.7 

 

 

 

 

10. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.

          - Xã Tiến Hưng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, tỉ lệ: 95.5%.

- Đánh giá công tác duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học: Thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và XH, hạn chế thấp nhất, tỉ lệ HS bỏ học. Phối hợp với UBND xã Tiến Hưng hỗ trợ những HS có nguy cơ bỏ học. Cùng địa phương tạo điều kiện để những trẻ em có độ tuổi từ 6 -> 14 tuổi nơi khác đến không có điều kiện đến trường vào học – nhà trường kết hợp PHHS chú ý đến các đối tượng này. Thực hiện theo QĐ 2045/Q Đ –SGD ĐT về việc ban hành quy định chế độ làm việc của cán bộ chuyên trách CMC – PCGDTH. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lý số liệu về PCGDTH. Điều tra rà soát để phấn đấu huy động trẻ ra lớp 1 đạt 100%. Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 05/09/2017. Đảm bảo thu nhận hết trẻ vào học  tại trường. Hỗ trợ sách vở, quần áo, kinh phí cho trẻ có nguy cơ bỏ học.

          11. Công tác xây dựng trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu; trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.

- Số trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu: 01 ; tỷ lệ: 100 %.

- Số trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia các mức độ I: 0; tỷ lệ: 0 %.

*Thuận lợi:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: Đủ số lượng, đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, phù hợp với nghề nghiệp.

- Tập thể Cấp ủy, BGH nhà trường có trách nhiệm, có nhiều sáng tạo trong việc hoạch định kế hoạch, tạo khối đoàn kết thành sức mạnh chung của nhà trường.

- Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học ở giai đoạn hiện nay.

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy tốt.

- Chất lượng HS: đạt chất lượng tối thiểu.

- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

 *Khó khăn:

- Nhà trường còn nhiều phòng học cấp 4 đã cũ mùa mưa đến trong phòng dột nhiều ảnh hưởng đến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Nhà trường còn khoảng sân rộng phía trước chưa đổ bê tông mùa mưa nước ngập, mùa nắng bụi bặm.

* Biện pháp khắc phục:

- BGH nhà trường kính mong các cấp lãnh đạo qua tâm xây dựng phòng học mới để đảm bảo cho việc dạy và học được tốt hơn. Nhà trường xin thêm kinh phí để đổ sân bê tông vận động phụ huynh đóng góp xã hội hóa trong năm học 2018-2019.

IV. Phát triển số lượng trường, lớp

1. Số liệu chung

          1.1. Trường, lớp, học sinh.

          - Tổng số trường: 01

          - Lớp, học sinh:

          Khối

TS lớp của các loại hình

6-8 buổi/tuần

9-10 buổi/tuần

Bán trú

VNEN mức 1

VNEN mức 2

DH Mỹ thuật theo PP mới

Anh văn

Tin học

1

2

4

 

 

 

 

 

 

2

2

3

 

 

 

 

 

 

3

2

3

 

 

 

3

3

 

4

2

3

 

 

 

3

3

 

5

2

3

 

 

 

3

3

 

Tổng

10

16

 

 

 

9

9

 

2. Trường, lớp hai buổi, trên 5 buổi, bán trú, lớp ghép.

          - Trường có lớp học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh: 16lớp/666học sinh/285 nữ.

          - Trường có lớp học 5 buổi/tuần: 10 lớp/ 244học sinh/128 nữ.

- Trường có lớp bán trú: Không.

3. Công tác                                                                    3. Công tác huy động học sinh 6 tuổi trên địa bàn học lớp 1:

* Tổng số học sinh độ tuổi 6 tuổi trên địa bàn là: 255 trẻ

          * Tỉ lệ huy động học sinh 6 tuổi trên địa bàn học lớp 1 đạt: 100%.

-  Tỉ lệ học sinh 6 tuổi trên địa bàn học lớp 1 tại địa bàn: 222/255 trẻ 6 tuổi trên địa bàn, đạt tỉ lệ 87.05 % (1)

-  Tỉ lệ học sinh 6 tuổi trên địa bàn học lớp 1 tại địa bàn khác: 33/255 trẻ 6 tuổi trên địa bàn, đạt tỉ lệ 12.94% (2)

- Tổng số học sinh chưa đủ tuổi điều tra sai: 0 trẻ, đạt tỉ lệ 0% (3)

-  Tổng số học sinh 6 tuổi trên địa bàn học lớp 1 tại địa bàn + địa bàn khác và chưa đủ tuổi: (1)+(2)+(3) là 222+ 33 + 0 = 255 trẻ 6 tuổi trên địa bàn, đạt tỉ lệ: 100 %.

Tổng số học sinh 6 tuổi địa bàn khác học trên địa bàn: 08 HS

* Nhận xét chung về quy mô phát triển trường lớp:

Hiện tại mạng lưới trường có các loại hình trường lớp (lớp học 1 buổi/ngày; 2 buổi/ngày).

So với cuối năm học 2016 – 2017: tăng 1lớp/53 học sinh/29nữ.

So với đầu năm học 2017 – 2018: giảm 16học sinh/5nữ.

Số học sinh học 2 buổi/ngày: tăng 1lớp/77học sinh so với cuối năm học trước.

Số học sinh học bán trú: 0

4. Học sinh bỏ học

Trường không có học sinh bỏ học.

          V. Các hoạt động khác

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Trong năm học các hoạt động của đơn vị đã đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên tích cực học hỏi để nâng cao năng lực bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đến nay đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường vượt chuẩn về trình độ chuyên môn 100% (trong đó có 1 giáo viên trình độ Trung học sư phạm; 8 giáo viên trình độ Cao đẳng sư phạm; 27 Cán bộ giáo viên đạt trình độ Đại học).

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học. 

   Toàn bộ giáo viên trong nhà trường sử dụng thông thạo máy vi tính trong việc soạn bài và giảng dạy bằng máy chiếu; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong quản lý, lưu trữ hồ sơ.

          3. Công tác xã hội hóa giáo dục: hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; các ban ngành, đoàn thể khác tại địa phương, …

Công tác xã hội hóa giáo dục được nhân dân địa phương quan tâm. Hội đồng giáo dục xã hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Hội phụ huynh học sinh hỗ trợ cho nhà trường trong các công tác như tuyên truyền, vận động đưa trẻ đến trường, vận động học sinh bỏ học ra lớp, hỗ trợ kinh phí khen thưởng, động viên giúp đỡ học sinh có thành tích trong năm học, đổ bê tông sân trường, tu sửa cơ sở vật chất và các hoạt động của nhà trường.

          4. Sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, ...

  Trong năm học 2017-2018 trường đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và phụ huynh học sinh ủng hộ mua sách, vở, quần áo cho HS.

5. Các hoạt động khác của địa phương (nếu có).

VI. Kiến nghị, đề xuất.

Trường còn thiếu một số giáo viên dạy môn chuyên như Tin học, Công tác Đội, Thể dục và cán bộ thư viện- thiết bị.

VII. Chế độ báo cáo

Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định

Trên đây báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của trường TH Tiến Hưng A.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để b/c)

- Lưu: CM, VT

 

 

 

Hiệu trưởng

 

 

 

Mai Văn Mẫn

Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 207
  • Trong tuần: 1 532
  • Tất cả: 239175
2015 © Trường Tiểu Học Tiến Hưng A
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hảo
Địa chỉ: Xã Tiến Hưng - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Thiết kế bởi VNPT Bình Phước