Chuyên đề an toàn giao thông

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

jjVỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

NĂM HỌC 2016-2017

Thực hiện công văn số 3988/BGD-ĐT- CTHSSV ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2016-2017

Thực hiện kế hoạch số 4076/Kh-SGD-ĐT ngày 26/9/2016 của sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước về việc tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2016-2017 theo Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

Trường Tiểu học Tiến Hưng A ban hành kế hoạch triển khai công tác giáo dục pháp luật về ATGT năm học 2016-2017 trong toàn trường như sau:

I. Mục đích

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong toàn trường, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục được quy định tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ.

2. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, và cán bộ giáo viên đồng thời tác động tích cực đến phụ huynh.

3. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong học sinh, và cán bộ giáo viên

II. Yêu cầu

1. Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2016-2017.

2. 100% học sinh, và cán bộ giáo viên phải nghiêm túc thực quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

 

III. Nội dung tuyên truyền, giáo dục.

1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Giáo dục học sinh, và cán bộ giáo viên nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, với các nội dung trọng tâm là:

*. Đối với học sinh:

- Đi bộ trên đường, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn.

- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm; an toàn khi đi ô tô, xe buýt.

- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT; văn hóa khi tham gia giao thông.

2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Tuyên truyền, giáo dục học sinh, thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh, để vật chướng ngại vật, chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

IV. Hình thức tuyên truyền, giáo dục.

- Tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu Luật giao thông, sân khấu hóa; trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội; thông qua hệ thống phát thanh...

- Tuyên truyền, giáo dục qua các giờ giảng dạy chính khóa, thông qua các hoạt động ngoại khóa; đặc biệt chú trọng mở rộng tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh.

- Tuyên truyền trực quan thông qua: xây dựng hệ thống panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu, Website của trường...

V. Khẩu hiệu tuyên truyền

- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy;

- Dừng lại quan sát trước khi qua đường;

- Thay đổi văn hóa giao thông bắt đầu từ chính bạn.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Tổ chức phát động an toàn giao thông trong học sinh năm học 2016-2017.

- Tổ chức hoạt động “Ngày hội an toàn giao thông” bằng các hình thức đố vui để học, rung chuông vàng, các khẩu hiệu tuyên truyền, nói chuyện trước cờ, Mời công an xã về nói chuyện về ATGT.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc thi “Giao thông thông minh” trên Internet cho học sinh tiểu học.

- Kiểm tra, đánh giá, đôn đốc các lớp về giáo dục công tác giáo dục ATGT trong trường

- Nghiên cứu nội dung, đề xuất đưa vào tài liệu sinh hoạt dưới cờ về an toàn giao thông cho phù hợp với lứa tuổi.

2. Đối với Giáo viên chủ nhiệm lớp

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch Đội.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình Giáo dục ATGT theo quy định.

- Tích hợp tuyên truyền ATGT trong các môn học.

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh

- Những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông GVCN có biện pháp giáo dục học sinh và thông báo phụ huynh biết để cùng phối hợp.

- Giáo viên chủ nhiệm có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng.

- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào nội quy nhà trường và là một trong các nội dung đánh giá thi đua năm học. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhận được kế hoạch này nhà trường yêu cầu Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả kể từ tháng 10/2016 và tổng kết công tác giáo dục pháp luật về ATGT vào tháng 5/2017

                  HIỆU TRƯỞNG DUYỆT                                      NGƯỜI LẬP

 

 

                         Mai Văn Mẫn                                                   Nguyễn Thị Hảo

 

PHÒNG GD&ĐT TX ĐỒNG XOÀI        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TIẾN HƯNG A                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  

 

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

NĂM HỌC 2016-2017

 

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong toàn trường, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục được quy định tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ.

2. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, và cán bộ giáo viên đồng thời tác động tích cực đến phụ huynh.

3. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong học sinh, và cán bộ giáo viên

II. NỘI DUNG:

1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Giáo dục học sinh, và cán bộ giáo viên nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, với các nội dung trọng tâm là:

- Đi bộ trên đường, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn.

Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo

Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm; an toàn khi đi ô tô, xe buýt.

Với thông điệp “Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm” hay “Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ”,và “Nhớ lời thầy cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện”.

2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Tuyên truyền, giáo dục học sinh, thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

3. Tổng phụ trách hỏi –đáp với học sinh một số câu hỏi có liên quan đến An toàn giao thông.

                                                                                    Tiến Hưng, ngày 10 tháng 2 năm 2016

                  BGH DUYỆT                                                                   Người thực hiện

 

 

 

                 Nguyễn Thị Hảo                                                                 Nguyễn Thị Nhung 

Tin liên quan
Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 99
  • Trong tuần: 586
  • Tất cả: 229955
2015 © Trường Tiểu Học Tiến Hưng A
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hảo
Địa chỉ: Xã Tiến Hưng - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Thiết kế bởi VNPT Bình Phước