Quy Chế Chuyên Môn

  PHÒNG GD&ĐT THỊ Xà              CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TIẾN HƯNG A                                 Độc lập - To do - Hạnh phúc

                     

                                                                                 Tiến Hưng, ngày 15  tháng 08 năm 2016  

          

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

Năm học 2016 -2017

I. Quy định về Cán bộ quản lý:

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ năm học, đúng thời khóa biểu, đúng phân phối chương trình theo khối lớp.

- Nghiên cứu kỹ chương trình các lớp, chỉ đạo đúng kế hoạch.

- Phân công chuyên môn cho từng giáo viên sao cho phù hợp, giao chỉ tiêu thi đua cho các tổ khối, lớp.

- Dự đủ số tiết theo quy định (báo trước hoặc đột xuất).

- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên định kỳ, đột xuất có nhận xét đánh giá xếp loại.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ đúng lịch, đúng quy chế. Báo cáo đúng số liệu và kịp thời (đúng thời gian quy định).

- Kiểm tra Quy chế chuyên môn 100% tổng số giáo viên.

- Triển khai đầy đủ các chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng triển khai thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ mình.

- Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sinh hoạt chuyên môn toàn trường đúng lịch 1 lần/tháng.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn đúng lịch 2 lần/tháng.

- Tổ chức chuyên đề theo tổ.

II. Quy định về Tổ trưởng chuyên môn:

- Chấp hành sự phân công, điều động của Phó Hiệu trưởng, giúp hoàn thành nhiệm vụ năm học của tổ, khối mình phụ trách.

- Có trách nhiệm lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuyên môn của tổ. Thảo luận bàn chỉ tiêu thi đua của tổ viên, thống nhất chỉ tiêu phấn đấu cho các lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra của tổ mình (ưu điểm, hạn chế  hướng khắc phục hạn chế).

- Duyệt kế hoạch của tổ viên vào chiều thứ sáu hàng tuần.

- Báo cáo chất lượng học sinh chính xác, kịp thời (đúng thời gian quy định).

- Phân công giáo viên tổ mình phụ trách báo cáo chuyên đề, thao giảng.

- Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn tổ.

- Kết hợp với tổ chuyên môn ra đề, thẩm định đề Kiểm tra định kì đối với môn Toán, Tiếng Việt (Khối 1, 2, 3 4,5), Khoa học, Lịch sử & Địa lý (Khối 4,5), Tiếng Anh (Khối 1, 2, 3 4,5).

- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên 2 lần/Học kì, có nhận xét và đánh giá xếp loại.

- Kiểm tra vở viết của học sinh 2 tháng/lần, có nhận xét và đánh giá xếp loại.

- Chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy-học theo hướng tích cực.

- Dự đầy đủ các chuyên đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức mở rộng thêm các chuyên đề khác khi tổ có đề nghị.

- Dự đủ số tiết theo quy định.

- Kiểm tra giáo án giáo viên trong tổ báo trước hoặc đột xuất ít nhất 1lần/tháng

III. Quy định về giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn:

- Thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng điều hành.

- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong giờ đến trường.

1. Thực hiên quy chế chuyên môn:

a. Soạn bài:

- Đầy đủ, đúng chương trình, có hệ thống câu hỏi phù hợp đặc trưng bộ môn, dạy đủ các bước lên lớp, không soạn gộp hoặc cắt xén các bước, hạn chế viết tắt, ghi rõ ngày giảng, tuần, bài và tên bài, soạn trước 3 ngày, sạch đẹp, khoa học. Thể hiện rõ hoạt động của thầy-trò, những thiết bị đồ dùng dạy học sẽ sử dụng, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của từng bài.

- Duyệt kế hoạch với tổ trưởng vào chiều thứ 6 hàng tuần (nếu chiều thứ sáu không có tiết dạy, giáo viên chủ động sắp xếp lịch duyệt với tổ trưởng)

- Kế hoạch giảng dạy (giáo án) buổi thứ hai: soạn đúng, đủ số tiết quy định, có ý thức trách  nhiệm  với việc soạn giảng cho buổi thứ 2.

b. Giảng bài:

- Có ý thức cao trong giảng dạy, dạy đúng, đủ số tiết, đủ môn, đủ thời gian quy định, không tự ý dạy quá thời gian trong một tiết (không quá 40 phút/tiết)

- Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên 1, 2, 3, 4, 5.

- Mỗi giáo viên phải có sách giáo khoa và sách giáo viên, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học; văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, môi trường và biển đảo, ứng phó biến đổi khí hậu,... theo chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Đồng Xoài.

- Nghiên cứu kĩ bài giảng theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh chủ động nắm kiến thức, tổ chức hình thức gây hứng thú cho học sinh. Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh trong lớp, giảng dạy theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để học sinh được học tập vừa sức và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh 1 lần/HK; giao tiếp, xưng hô trong trường học đúng quy định.

- Không ngồi giảng bài, không dạy chay, phải sử dụng đồ dùng dạy học lên lớp theo yêu cầu của bài, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ dạy, không bỏ giờ dạy, không tuỳ tiện dẫn học sinh đi ôn bồi dưỡng giải Toán, Tiếng Anh qua Internet,... vào giờ các tiết bộ môn, không giữ học sinh yếu bồi dưỡng ở lớp trong giờ chơi hoặc giờ bộ môn Tiếng Anh.

- Nghiên cứu và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Mượn, trả đúng kế hoạch và đầy đủ.

- Quan tâm đặc biệt tới từng đối tượng học sinh còn hạn chế ở trong lớp, đặc biệt là học sinh còn hạn chế về môn Toán, Tiếng Việt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên chủ nhiệm phải có danh sách học sinh còn hạn chế của lớp mình và thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra cần có sự đối chiếu xem mức độ tiến bộ của học sinh để có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp.

c. Chữ viết:

- Viết đúng theo mẫu chữ “Mẫu chữ viết và mẫu chữ số trong trường Tiểu học” theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT.

Chú ý: Khi viết trên bảng phải viết đúng mẫu chữ quy định. Trình bày bảng theo đúng quy định.

- Duy trì việc rèn chữ, giữ vở hàng ngày của học sinh. Giáo viên cần quan tâm tới việc giữ vở và chữ viết của học sinh trong mọi tiết học, mỗi tháng viết một bài rèn chữ ra giấy, chọn bài viết đẹp để đưa vào trang trí lớp.

- Duy trì việc rèn chữ trong giáo viên hàng ngày bằng việc thể hiện trên bảng lớp, sổ ghi chép.

IV. Quy định về học sinh:

* Giáo viên cần giáo dục học sinh thực hiện tốt các nội dung sau:

- Thực hiện tốt nội quy của lớp, trường đề ra.

- Đi học đúng giờ, không nghỉ học tuỳ tiện, không chửi bậy, không ăn quà vặt trước cổng trường.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.

- Chăm chỉ học hành, tham gia các hoạt động đầy đủ.

- Có đủ đồ dùng học tập.

- Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định.

- Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

V. Quy định về hồ sơ sổ sách:

1. Hồ sơ khối: mỗi khối phải thực hiện đầy đủ các hồ sơ sau:

- Kế hoạch giảng dạy tuần có chữ ký duyệt của Tổ trưởng, giáo án của tổ trưởng do Phó Hiệu trưởng duyệt.

- Biên bản họp tổ khối chuyên môn (mỗi buổi họp một biên bản). Nội dung họp đảm bảo tập trung thảo luận chuyên môn, các biện pháp giảng dạy hiệu quả (Kèm theo biên bản phiếu dự giờ).

- Hồ sơ thao giảng: có đầy đủ phiếu dự giờ của giáo viên trong khối, biên bản góp ý tiết dạy của khối và biên bản tổng kết.

- Hồ sơ chuyên đề: có bài tham luận, biên bản triển khai, phiếu đánh giá tiết dạy của CBQL và giáo viên trong khối.

- Tất cả các hồ sơ khối được khối trưởng quản lý, sắp xếp khoa học theo đúng trình tự và nộp về Phó Hiệu trưởng chuyên môn.

2. Hồ sơ giáo viên:

- Giáo viên thực hiện đầy đủ các loại sổ sách được quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

a. Hồ sơ gồm các loại sau:

+ Giáo án (bài soạn).

+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ.

+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

+ Sổ liên lạc (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

     - Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Hồ sơ lưu văn bản các cấp: Mỗi giáo viên phải lưu đầy đủ các văn bản chuyên môn, các Quyết định theo đúng yêu cầu của Ngành. Các văn bản phải được lưu theo từng cấp và xếp khoa học để nắm bắt thực hiện.

+ Mỗi giáo viên phải có đầy đủ kế hoạch dạy học riêng cho lớp (phân phối chương trình), có chữ kí của Phó Hiệu trưởng, kế hoạch bài học (giáo án) của buổi thứ nhất và buổi thứ hai khi lên lớp. Kế hoạch bài học (giáo án) cần thể hiện ngắn gọn, thể hiện rõ phần nội dung trọng tâm của bài học, ghi rõ các hoạt động cần thể hiện và cách tổ chức các phương pháp sao cho phù hợp với khả năng nhận thức chung của học sinh trong lớp. Tránh dài dòng, lan man dẫn đến thiếu trọng tâm và truyền đạt kiến thức kém hiệu quả. Đặc biệt, giáo viên cần chú ý soạn bài theo từng đối tuợng học sinh trong lớp, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đổi mới phương pháp đảm bảo việc phát huy tính tích cực, hợp tác chia sẻ của học sinh. Cần tham khảo, chọn lọc nội dung hướng dẫn trong sách hướng dẫn sao cho phù hợp với khả năng giảng dạy của mỗi giáo viên. Giáo viên đảm bảo việc tích hợp các nội dung vào phân phối chương trình và kế hoạch bài dạy. Khi soạn kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học, giáo viên cần chú ý đến QĐ số 16 (chuẩn KT-KN), văn bản 9832/BGDĐT- GDTH (Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5), văn bản 5482/BGDĐT-VP (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GD Phổ thông của BGD&ĐT), văn bản 2337/GDĐT-TH (Triển khai điều chỉnh nội dung dạy học GDPT, cấp tiểu học của SGD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN các môn học – Lớp 1,2,3,4,5 do bộ GD&ĐT phát hành. Tránh mọi hình thức sao y kế hoạch bài học của đồng nghiệp. Giáo án phải trình bày đồng bộ theo thống nhất.

+ Quy định soạn giáo án như sau: soạn giáo án mới với giáo viên đã sử dụng 1 giáo án và bổ sung 3 năm liên tiếp, giáo viên mới ra trường, giáo viên chuyển khối; soạn bổ sung: diện còn lại.

+ Đối với học bạ: cập nhật điểm đầy đủ, chính xác vào cuối mỗi học kì. Lời nhận xét của giáo viên trong học bạ cần đuợc chọn lọc để nhận xét đúng về các mặt đánh giá học sinh. Đối với các trường hợp cần chỉnh sửa giáo viên phải tuân theo hướng dẫn ở trang bìa của học bạ và phải có xác nhận theo quy định. Đối với sổ sách còn lại giáo viên ghi nhận sổ hằng ngày để theo dõi và cập nhật đánh giá học sinh đầy đủ và chính xác, hạn chế tối đa trường hợp sửa chữa. Đối đối với các trường hợp cần sửa điểm giáo viên phải tuân theo quy định. Lưu ý tuyệt đối không sửa chồng, cạo sửa hoặc dùng bút xóa.

         b. Chất lượng hồ sơ:

+ Đủ các đầu sổ theo quy định.

+ Sạch sẽ, trình bày khoa học, đủ nội dung các buổi họp, buổi sinh hoạt chuyên môn, đủ số tiết dự giờ.

+ Cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục (Sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc)

+ Vào điểm, nhận xét đúng theo Thông tư 30 trong sổ học bạ.

* Các loại hồ sơ trên được lưu giữ tại trường.

VI. Quy định về sử dụng đồ dùng dạy học:

     - Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần nghiên cứu bài giảng để phối hợp sử dụng ĐDDH cho thích hợp. Giáo viên cần nắm bắt những ĐDDH theo khối để đăng kí có kế hoạch cho bộ phận Thư viện-Thiết bị.

     - Bộ phận Thư viện-Thiết bị có kế hoạch tạo điều kiện cho giáo viên mượn ĐDDH đầy đủ, kịp thời và có kế hoạch hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm cũng như các tiết dạy ngoài trời theo yêu cầu của từng khối.

     - Tổ chức cho giáo viên trong khối thi làm ĐDDH (qua các đợt thi đua của trường).

     - Tăng cường vận dụng CNTT và sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học. Mỗi giáo viên cần đảm bảo việc vận dụng CNTT hiệu quả, giáo viên Tiếng Anh đảm bảo sử dụng tối thiểu bảng tương tác 1 tiết/tuần.

VII. Quy định về đánh giá học sinh:

     - Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì 3 mặt về học tập, năng lực, phẩm chất theo quy định tại TT30/2014/TT-BGDĐT.

     - Giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học hoặc bằng một bài kiểm tra viết (Vào vở Kiểm tra) nhưng đảm bảo nhận xét để động viên, khích lệ học sinh. Giáo viên có thể nhận xét bằng lời hay ghi lời nhận xét.

     - Cần chú trọng nhiều đến việc sửa sai cụ thể trên mỗi bài làm của học sinh nhằm giúp các em thấy rõ những chỗ sai và tự khắc phục cho bài làm sau.

VIII. Quy định về dự giờ thăm lớp:

     - Để góp phần nâng cao tay nghề, mỗi giáo viên cần chú trọng việc dự giờ thăm lớp sao cho có hiệu quả, tránh trường hợp tham gia một cách miễn cưỡng, chiếu lệ mang tính đối phó như vào lớp dự giờ không ghi chép, trao đổi việc riêng, không có ý thức tự nhận xét, đánh giá tiết dạy.

     - Quy định dự giờ đối với giáo viên như sau: (không kể tiết thao giảng)

     + Giáo viên tập sự, giáo viên mới chuyển về dự giờ ít nhất 3lần/tháng.

     + Giáo viên còn lại ít nhất dự giờ 2 tiết/tháng.

IX. Quy định về vở sạch, chữ đẹp:

     - Giáo viên tiếp tục duy trì và phát triển phong trào rèn chữ, giữ vở và xây dựng tập thể lớp vở sạch, chữ đẹp.

     - Hàng tháng giáo viên chọn vở Chính tả để làm vở chấm VSCĐ, giáo viên xếp lọai VSCĐ vào vở Chính tả (cuối mỗi tháng). Riêng lớp 1 có thể thống nhất dùng vở tập viết in sẵn của Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT cho cả khối.

X. Quy định về sinh hoạt tổ:

     - Giáo viên tham gia sinh hoạt khối tối thiểu 2 lần/tháng (tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng) và theo sự phân công của bộ phận chuyên môn.

 * Lưu ý:

     - Tổ trưởng cần dự kiến công việc và có sự phân công rõ ràng.

     - Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy cho các tuần sau để đưa ra những bài học, bài tập khó để thảo luận và tìm hướng giảng dạy (không giới hạn môn học). Mỗi giáo viên phải tự chọn một hoặc một số vấn đề gặp khó khăn để đưa ra tổ cùng giải quyết. Phân công soạn giáo án, lên tiết dạy và góp ý tiết dạy.

     - Tổ trưởng: cần định hướng nội dung họp tổ, tập trung vào chuyên môn và linh hoạt về hình thức sao cho hiệu quả.

     - Xây dựng chuyên đề, thao giảng khối.

     - Rút kinh nghiệm tiết thao giảng.

     - Đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình dạy và học từng lớp sau mỗi lần kiểm tra định kỳ.

     - Trao đổi về công tác chủ nhiệm.

     - Rút kinh nghiệm hiệu quả những phương pháp tổ đề ra trong những buổi họp trước.

     - Nêu ý kiến thắc mắc hoặc đề xuất với Cán bộ quản lí và các bộ phận hỗ trợ. Khi ghi biên bản, thư kí nên tập trung những vấn đề chính, những ý kiến riêng của từng thành viên trong buổi họp, tránh ghi những thông báo mang tính sự vụ.

XI. Quy định về khen thưởng và kỷ luật:

1. Khen thưởng:

a. Giáo viên:

     - Thưởng cho giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp.

b. Học sinh

     - Thưởng cho học sinh có thành tích cao, nổi bật trong học tập .

     - Thưởng cho học sinh đạt các phong trào, hội thi các cấp.

2. Kỷ luật:

2.1. Đối với các tr­ường hợp lí do không chính đáng: nhắc nhở (nếu vẫn tái phạm, từ lần thứ 2 trở lên sẽ đưa vào xét thi đua)

     - Đi muộn 5 phút (giờ học) đối với giáo viên có tiết dạy trên lớp.

     - Vào lớp muộn 5 phút sau giờ ra chơi.

     - Làm việc riêng trong lớp.

2.2. Đối với những trường hợp vi phạm sau: nếu vi phạm 1 lần sẽ hạ 1 bậc thi đua.

     - Bỏ 1 tiết trong ch­ương trình.

     - Bỏ lớp làm việc riêng.          

     - Chấm chữa không đúng quy định.

     + Sổ Tổng hợp đánh giá, nhận xét học sinh, học bạ chữa quá 5 tr­ường hợp. (thay sổ)

2.3. Đối với những trường hợp vi phạm khác:

     - Đến lớp không soạn bài đầy đủ:

     + Lần 1: Nhắc nhở

     + Lần 2: Lập biên bản vi phạm Quy chế chuyên môn.

Trên đây là một số điểm cụ thể hóa quy định trong Quy chế chuyên môn của trường Tiểu học Quới Xuân, đề nghị mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ và thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện các quy định, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, Tổ trưởng chuyên môn báo cáo Hiệu trưởng để được chỉ đạo và xử lí kịp thời./.

 Nơi nhận :                                                                                         HIỆU TRƯỞNG     

 - CBQL;                                                                                                       (Đã ký)               

 -TTCM;                                                                                                    

 - Lưu: VT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT THỊ Xà              CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TIẾN HƯNG A                                 Độc lập - To do - Hạnh phúc

                      

                                                                                 Tiến Hưng, ngày 15  tháng 08 năm 2017  

          

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

Năm học 2017 -2018

I. Quy định về Cán bộ quản lý:

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ năm học, đúng thời khóa biểu, đúng phân phối chương trình theo khối lớp.

- Nghiên cứu kỹ chương trình các lớp, chỉ đạo đúng kế hoạch.

- Phân công chuyên môn cho từng giáo viên sao cho phù hợp, giao chỉ tiêu thi đua cho các tổ khối, lớp.

- Dự đủ số tiết theo quy định (báo trước hoặc đột xuất).

- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên định kỳ, đột xuất có nhận xét đánh giá xếp loại.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ đúng lịch, đúng quy chế. Báo cáo đúng số liệu và kịp thời (đúng thời gian quy định).

- Kiểm tra Quy chế chuyên môn 100% tổng số giáo viên.

- Triển khai đầy đủ các chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng triển khai thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ mình.

- Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng TT30 và TT 22 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sinh hoạt chuyên môn toàn trường đúng lịch 1 lần/tháng.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn đúng lịch 2 lần/tháng.

- Tổ chức chuyên đề theo tổ.

II. Quy định về Tổ trưởng chuyên môn:

- Chấp hành sự phân công, điều động của Phó Hiệu trưởng, giúp hoàn thành nhiệm vụ năm học của tổ, khối mình phụ trách.

- Có trách nhiệm lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuyên môn của tổ. Thảo luận bàn chỉ tiêu thi đua của tổ viên, thống nhất chỉ tiêu phấn đấu cho các lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra của tổ mình (ưu điểm, hạn chế  hướng khắc phục hạn chế).

- Duyệt kế hoạch của tổ viên vào chiều thứ sáu hàng tuần.

- Báo cáo chất lượng học sinh chính xác, kịp thời (đúng thời gian quy định).

- Phân công giáo viên tổ mình phụ trách báo cáo chuyên đề, thao giảng.

- Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn tổ.

- Kết hợp với tổ chuyên môn ra đề, thẩm định đề Kiểm tra định kì đối với môn Toán, Tiếng Việt (Khối 1, 2, 3 4,5), Khoa học, Lịch sử & Địa lý (Khối 4,5), Tiếng Anh (Khối 1, 2, 3 4,5).

- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên 2 lần/Học kì, có nhận xét và đánh giá xếp loại.

- Kiểm tra vở viết của học sinh 2 tháng/lần, có nhận xét và đánh giá xếp loại.

- Chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy-học theo hướng tích cực.

- Dự đầy đủ các chuyên đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức mở rộng thêm các chuyên đề khác khi tổ có đề nghị.

- Dự đủ số tiết theo quy định.

- Kiểm tra giáo án giáo viên trong tổ báo trước hoặc đột xuất ít nhất 1lần/tháng

III. Quy định về giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn:

- Thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng điều hành.

- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong giờ đến trường.

1. Thực hiên quy chế chuyên môn:

a. Soạn bài:

- Đầy đủ, đúng chương trình, có hệ thống câu hỏi phù hợp đặc trưng bộ môn, dạy đủ các bước lên lớp, không soạn gộp hoặc cắt xén các bước, hạn chế viết tắt, ghi rõ ngày giảng, tuần, bài và tên bài, soạn trước 3 ngày, sạch đẹp, khoa học. Thể hiện rõ hoạt động của thầy-trò, những thiết bị đồ dùng dạy học sẽ sử dụng, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của từng bài.

- Duyệt kế hoạch với tổ trưởng vào chiều thứ 6 hàng tuần (nếu chiều thứ sáu không có tiết dạy, giáo viên chủ động sắp xếp lịch duyệt với tổ trưởng)

- Kế hoạch giảng dạy (giáo án) buổi thứ hai: soạn đúng, đủ số tiết quy định, có ý thức trách  nhiệm  với việc soạn giảng cho buổi thứ 2.

b. Giảng bài:

- Có ý thức cao trong giảng dạy, dạy đúng, đủ số tiết, đủ môn, đủ thời gian quy định, không tự ý dạy quá thời gian trong một tiết (không quá 40 phút/tiết)

- Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên 1, 2, 3, 4, 5.

- Mỗi giáo viên phải có sách giáo khoa và sách giáo viên, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học; văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, môi trường và biển đảo, ứng phó biến đổi khí hậu,... theo chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Đồng Xoài.

- Nghiên cứu kĩ bài giảng theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh chủ động nắm kiến thức, tổ chức hình thức gây hứng thú cho học sinh. Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh trong lớp, giảng dạy theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để học sinh được học tập vừa sức và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh 1 lần/HK; giao tiếp, xưng hô trong trường học đúng quy định.

- Không ngồi giảng bài, không dạy chay, phải sử dụng đồ dùng dạy học lên lớp theo yêu cầu của bài, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ dạy, không bỏ giờ dạy, không tuỳ tiện dẫn học sinh đi ôn bồi dưỡng giải Toán, Tiếng Anh qua Internet,... vào giờ các tiết bộ môn, không giữ học sinh yếu bồi dưỡng ở lớp trong giờ chơi hoặc giờ bộ môn Tiếng Anh.

- Nghiên cứu và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Mượn, trả đúng kế hoạch và đầy đủ.

- Quan tâm đặc biệt tới từng đối tượng học sinh còn hạn chế ở trong lớp, đặc biệt là học sinh còn hạn chế về môn Toán, Tiếng Việt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên chủ nhiệm phải có danh sách học sinh còn hạn chế của lớp mình và thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra cần có sự đối chiếu xem mức độ tiến bộ của học sinh để có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp.

c. Chữ viết:

- Viết đúng theo mẫu chữ “Mẫu chữ viết và mẫu chữ số trong trường Tiểu học” theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT và HD số 90 của SGDĐT Bình Phước.

Chú ý: Khi viết trên bảng phải viết đúng mẫu chữ quy định. Trình bày bảng theo đúng quy định.

- Duy trì việc rèn chữ, giữ vở hàng ngày của học sinh. Giáo viên cần quan tâm tới việc giữ vở và chữ viết của học sinh trong mọi tiết học, mỗi tháng viết một bài rèn chữ ra giấy, chọn bài viết đẹp để đưa vào trang trí lớp.

- Duy trì việc rèn chữ trong giáo viên hàng ngày bằng việc thể hiện trên bảng lớp, sổ ghi chép.

IV. Quy định về học sinh:

* Giáo viên cần giáo dục học sinh thực hiện tốt các nội dung sau:

- Thực hiện tốt nội quy của lớp, trường đề ra.

- Đi học đúng giờ, không nghỉ học tuỳ tiện, không chửi bậy, không ăn quà vặt trước cổng trường.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.

- Chăm chỉ học hành, tham gia các hoạt động đầy đủ.

- Có đủ đồ dùng học tập.

- Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định.

- Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

 

V. Quy định về hồ sơ sổ sách:

1. Hồ sơ khối: mỗi khối phải thực hiện đầy đủ các hồ sơ sau:

- Kế hoạch giảng dạy tuần có chữ ký duyệt của Tổ trưởng, giáo án của tổ trưởng do Phó Hiệu trưởng duyệt.

- Biên bản họp tổ khối chuyên môn (mỗi buổi họp một biên bản). Nội dung họp đảm bảo tập trung thảo luận chuyên môn, các biện pháp giảng dạy hiệu quả (Kèm theo biên bản phiếu dự giờ).

- Hồ sơ thao giảng: có đầy đủ phiếu dự giờ của giáo viên trong khối, biên bản góp ý tiết dạy của khối và biên bản tổng kết.

- Hồ sơ chuyên đề: có bài tham luận, biên bản triển khai, phiếu đánh giá tiết dạy của CBQL và giáo viên trong khối.

- Tất cả các hồ sơ khối được khối trưởng quản lý, sắp xếp khoa học theo đúng trình tự và nộp về Phó Hiệu trưởng chuyên môn.

2. Hồ sơ giáo viên:

- Giáo viên thực hiện đầy đủ các loại sổ sách được quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học.

a. Hồ sơ gồm các loại sau:

+ Giáo án (bài soạn).

+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ.

+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

+ Sổ liên lạc (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

- Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Hồ sơ lưu văn bản các cấp: Mỗi giáo viên phải lưu đầy đủ các văn bản chuyên môn, các Quyết định theo đúng yêu cầu của Ngành. Các văn bản phải được lưu theo từng cấp và xếp khoa học để nắm bắt thực hiện.

+ Mỗi giáo viên phải có đầy đủ kế hoạch dạy học riêng cho lớp (phân phối chương trình), có chữ kí của Phó Hiệu trưởng, kế hoạch bài học (giáo án) của buổi thứ nhất và buổi thứ hai khi lên lớp. Kế hoạch bài học (giáo án) cần thể hiện ngắn gọn, thể hiện rõ phần nội dung trọng tâm của bài học, ghi rõ các hoạt động cần thể hiện và cách tổ chức các phương pháp sao cho phù hợp với khả năng nhận thức chung của học sinh trong lớp. Tránh dài dòng, lan man dẫn đến thiếu trọng tâm và truyền đạt kiến thức kém hiệu quả. Đặc biệt, giáo viên cần chú ý soạn bài theo từng đối tuợng học sinh trong lớp, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đổi mới phương pháp đảm bảo việc phát huy tính tích cực, hợp tác chia sẻ của học sinh. Cần tham khảo, chọn lọc nội dung hướng dẫn trong sách hướng dẫn sao cho phù hợp với khả năng giảng dạy của mỗi giáo viên. Giáo viên đảm bảo việc tích hợp các nội dung vào phân phối chương trình và kế hoạch bài dạy. Khi soạn kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học, giáo viên cần chú ý đến QĐ số 16 (chuẩn KT-KN), văn bản 9832/BGDĐT- GDTH (Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5), văn bản 5482/BGDĐT-VP (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GD Phổ thông của BGD&ĐT), văn bản 2337/GDĐT-TH (Triển khai điều chỉnh nội dung dạy học GDPT, cấp tiểu học của SGD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN các môn học – Lớp 1,2,3,4,5 do bộ GD&ĐT phát hành. Tránh mọi hình thức sao y kế hoạch bài học của đồng nghiệp. Giáo án phải trình bày đồng bộ theo thống nhất.

+ Quy định soạn giáo án như sau: soạn giáo án mới với giáo viên đã sử dụng 1 giáo án và bổ sung 3 năm liên tiếp, giáo viên mới ra trường, giáo viên chuyển khối; soạn bổ sung: diện còn lại.

+ Đối với học bạ: cập nhật điểm đầy đủ, chính xác vào cuối mỗi học kì. Lời nhận xét của giáo viên trong học bạ cần đuợc chọn lọc để nhận xét đúng về các mặt đánh giá học sinh. Đối với các trường hợp cần chỉnh sửa giáo viên phải tuân theo hướng dẫn ở trang bìa của học bạ và phải có xác nhận theo quy định. Đối với sổ sách còn lại giáo viên ghi nhận sổ hằng ngày để theo dõi và cập nhật đánh giá học sinh đầy đủ và chính xác, hạn chế tối đa trường hợp sửa chữa. Đối đối với các trường hợp cần sửa điểm giáo viên phải tuân theo quy định. Lưu ý tuyệt đối không sửa chồng, cạo sửa hoặc dùng bút xóa.

         b. Chất lượng hồ sơ:

+ Đủ các đầu sổ theo quy định.

+ Sạch sẽ, trình bày khoa học, đủ nội dung các buổi họp, buổi sinh hoạt chuyên môn, đủ số tiết dự giờ.

+ Cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục (Sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc)

+ Vào điểm, nhận xét đúng theo Thông tư 30, Thông tư 22 trong sổ học bạ tại VNedu.

* Các loại hồ sơ trên được lưu giữ tại trường.

VI. Quy định về sử dụng đồ dùng dạy học:

     - Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần nghiên cứu bài giảng để phối hợp sử dụng ĐDDH cho thích hợp. Giáo viên cần nắm bắt những ĐDDH theo khối để đăng kí có kế hoạch cho bộ phận Thư viện-Thiết bị.

     - Bộ phận Thư viện-Thiết bị có kế hoạch tạo điều kiện cho giáo viên mượn ĐDDH đầy đủ, kịp thời và có kế hoạch hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm cũng như các tiết dạy ngoài trời theo yêu cầu của từng khối.

     - Tổ chức cho giáo viên trong khối thi làm ĐDDH (qua các đợt thi đua của trường).

     - Tăng cường vận dụng CNTT và sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học. Mỗi giáo viên cần đảm bảo việc vận dụng CNTT hiệu quả, giáo viên Tiếng Anh đảm bảo sử dụng tối thiểu bảng tương tác 1 tiết/tuần.

VII. Quy định về đánh giá học sinh:

     - Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì 3 mặt về học tập, năng lực, phẩm chất theo quy định tại TT30 và TT 22 của BGDĐT.

     - Giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học hoặc bằng một bài kiểm tra viết (Vào vở Kiểm tra) nhưng đảm bảo nhận xét để động viên, khích lệ học sinh. Giáo viên có thể nhận xét bằng lời hay ghi lời nhận xét.

     - Cần chú trọng nhiều đến việc sửa sai cụ thể trên mỗi bài làm của học sinh nhằm giúp các em thấy rõ những chỗ sai và tự khắc phục cho bài làm sau.

 

VIII. Quy định về dự giờ thăm lớp:

     - Để góp phần nâng cao tay nghề, mỗi giáo viên cần chú trọng việc dự giờ thăm lớp sao cho có hiệu quả, tránh trường hợp tham gia một cách miễn cưỡng, chiếu lệ mang tính đối phó như vào lớp dự giờ không ghi chép, trao đổi việc riêng, không có ý thức tự nhận xét, đánh giá tiết dạy.

     - Quy định dự giờ đối với giáo viên như sau: (không kể tiết thao giảng)

     + Giáo viên tập sự, giáo viên mới chuyển về dự giờ ít nhất 3lần/tháng.

     + Giáo viên còn lại ít nhất dự giờ 2 tiết/tháng.

IX. Quy định về vở sạch, chữ đẹp:

     - Giáo viên tiếp tục duy trì và phát triển phong trào rèn chữ, giữ vở và xây dựng tập thể lớp vở sạch, chữ đẹp.

X. Quy định về sinh hoạt tổ:

     - Giáo viên tham gia sinh hoạt khối tối thiểu 2 lần/tháng (tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng) và theo sự phân công của bộ phận chuyên môn :

 * Lưu ý:

     - Tổ trưởng cần dự kiến công việc và có sự phân công rõ ràng.

     - Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy cho các tuần sau để đưa ra những bài học, bài tập khó để thảo luận và tìm hướng giảng dạy (không giới hạn môn học). Mỗi giáo viên phải tự chọn một hoặc một số vấn đề gặp khó khăn để đưa ra tổ cùng giải quyết. Phân công soạn giáo án, lên tiết dạy và góp ý tiết dạy.

     - Tổ trưởng: cần định hướng nội dung họp tổ, tập trung vào chuyên môn và linh hoạt về hình thức sao cho hiệu quả.

     - Xây dựng chuyên đề, thao giảng khối.

     - Rút kinh nghiệm tiết thao giảng.

     - Đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình dạy và học từng lớp sau mỗi lần kiểm tra định kỳ.

     - Trao đổi về công tác chủ nhiệm.

     - Rút kinh nghiệm hiệu quả những phương pháp tổ đề ra trong những buổi họp trước.

     - Nêu ý kiến thắc mắc hoặc đề xuất với Cán bộ quản lí và các bộ phận hỗ trợ. Khi ghi biên bản, thư kí nên tập trung những vấn đề chính, những ý kiến riêng của từng thành viên trong buổi họp, tránh ghi những thông báo mang tính sự vụ.

XI. Quy định về khen thưởng và kỷ luật:

1. Khen thưởng:

a. Giáo viên:

     - Thưởng cho giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp.

b. Học sinh

     - Thưởng cho học sinh có thành tích cao, nổi bật trong học tập .

     - Thưởng cho học sinh đạt các phong trào, hội thi các cấp.

2. Kỷ luật:

2.1. Đối với các tr­ường hợp lí do không chính đáng: nhắc nhở (nếu vẫn tái phạm, từ lần thứ 2 trở lên sẽ đưa vào xét thi đua)

     - Đi muộn 5 phút (giờ học) đối với giáo viên có tiết dạy trên lớp.

     - Vào lớp muộn 5 phút sau giờ ra chơi.

     - Làm việc riêng trong lớp.

2.2. Đối với những trường hợp vi phạm sau: nếu vi phạm 1 lần sẽ hạ 1 bậc thi đua.

     - Bỏ 1 tiết trong ch­ương trình.

     - Bỏ lớp làm việc riêng.          

     - Chấm chữa không đúng quy định.

2.3. Đối với những trường hợp vi phạm khác:

     - Đến lớp không soạn bài đầy đủ:

     + Lần 1: Nhắc nhở

     + Lần 2: Lập biên bản vi phạm Quy chế chuyên môn.

     Trên đây là một số điểm cụ thể hóa quy định trong Quy chế chuyên môn của trường Tiểu học Tiến Hưng A, đề nghị mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ và thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện các quy định, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, Tổ trưởng chuyên môn báo cáo Phó Hiệu trưởng để được chỉ đạo và xử lí kịp thời./.

 

 Nơi nhận :                                                                                  CHUYÊN MÔN     

 - CBQL;                                                                                               

 -TTCM;                                                                                                    

 - Lưu: VT.

                                                                                                       Nguyễn Thị Hảo

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

 

 

 

 

 

Mai Văn Mẫn 

Tin liên quan
Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 510
  • Tất cả: 229879
2015 © Trường Tiểu Học Tiến Hưng A
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hảo
Địa chỉ: Xã Tiến Hưng - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Thiết kế bởi VNPT Bình Phước